Người ta thường nói, cái răng cái tóc là góc con người. Cùng với nhu cầu và sự phát triển của cuộc sống hiện đại, nhu cầu chăm sóc răng miệng ngày càng lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến ngành bác sĩ Nha khoa ngày càng phát triển và có nhiều tiềm năng. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu xem ngành Nha khoa thi khối nào và học gì nhé!
Ngành Nha khoa là gì?
Ngành bác sĩ nha khoa là một chuyên ngành nhỏ của chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt. Đây là ngành chuyên môn về các bệnh răng. Học ngành này, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức về việc chuẩn đoán, nghiên cứu và phòng ngừa, điều trị các bệnh trong khoanh miệng và các bệnh cấu trúc của răng.
Tại sao nên lựa chọn ngành bác sĩ nha khoa
Mở rộng cơ hội việc làm với thu nhập cao
Ngành Y là một ngành đặc thù liên quan đến chăm sóc, khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho con người. Ngành Nha khoa cũng vậy, hơn thế nữa đây là một ngành vô cùng tiềm năng bởi nhu cầu chăm sóc và làm đẹp răng miệng ngày càng cao.
Vì những yếu tố trên, ngành Nha khoa là ngành được rất nhiều các bạn trẻ yêu thích bởi mức lương thu nhập cao, nhiều cơ hội để phát triển bản thân.
Bạn có thể làm việc tại các bệnh viện công hoặc tư, làm tại Nha khoa tuyến trạm Y tế xã, Phường, Thị trấn, Quận, Huyện hoặc cũng có thể tự mở cho mình một phòng khám Nha khoa riêng.
Mức lương của bác sĩ nha khoa
Mức lương của những y bác sĩ, những người hoạt động và làm việc trong ngành Răng – Hàm – Mặt thường có thu nhập cao hơn so với mặt bằng các ngành nghề khác của lĩnh vực y tế. Cụ thể:
Thông thường, mức lương thấp nhất sẽ từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng.
Với những người có kinh nghiệm lâu năm, hoặc có phòng khám răng hàm mặt riêng thì mức thu nhập chắc chắn sẽ không dưới mức 10 triệu đồng/tháng.
Ngành Nha khoa thi khối gì?
Ngành Nha khoa phải thi khối A( Toán, Lý, Hóa) hoặc B( Toán, Hóa, Sinh). Tuy nhiên các em lưu ý điểm sàn vào các trường rất cao vì vậy nên cân nhắc trước khi nộp hồ sơ vào trường. Nên tham khảo điểm sàn của trường qua các năm để có những lựa chọn chính xác phù hợp với năng lực của mình.
Ngoài tổ hợp B( Toán, Hóa, Sinh) và A( Toán, Lý, Hóa), nhiều trường xét tuyển ngành Nha khoa theo khối D( Toán, Văn, Anh). Ngoài ra cũng có một số trường Trung cấp và Cao đẳng xét tuyển học bạ THPT.
Học ngành bác sĩ nha khoa là học gì ?
Mục tiêu của ngành Răng – Hàm – Mặt đó là đào tạo được các bác sĩ có y đức, kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp về y khoa, nha khoa, giải quyết được các vấn đề và điều trị các bệnh liên quan đến răng, hàm, mặt cho cá nhân, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ cho mọi người. Chẩn đoán được và có bước xử lý ban đầu hiệu quả với một số bệnh về răng, hàm, chấn thương hàm mặt. Thực hiện công tác tư vấn, bảo vệ sức khỏe, chữa trị kịp thời những bệnh lý liên quan tới răng, hàm, mặt của con người.
Sinh viên theo học ngành Răng – Hàm – Mặt sẽ được tìm hiểu về các môn học đại cương, các môn lý luận chuyên ngành, phương pháp lý luận, các môn học cơ sở ngành như dân số học, lý luận về giải phẫu, sinh lý, hóa sinh, mô phôi… và các môn học chuyên ngành như: Giải phẫu răng; mô phôi răng miệng; da liễu… Ngoài ra, bạn còn được thực hành trực tiếp tại các bệnh viện, nhằm giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm, được trải nghiệm thực tế, phục vụ tối đa cho việc làm của bạn sau này.
Học ngành bác sĩ nha khoa ra trường làm gì ?
Ngành Răng – Hàm – Mặt được đánh giá là ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Cơ hội làm việc trong ngành này vô cùng rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp ngành Răng – Hàm – Mặt không bao giờ bị rơi vào nỗi lo thất nghiệp, bạn có thể làm việc tại các đơn vị sau:
Làm việc tại Bộ y tế;
Các bệnh viện từ cơ sở đến trung ương;
Bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt làm việc cho các bệnh viện công lập hoặc tư nhân;
Tự mở phòng khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt;
Các cơ sở điều trị: bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị và quản lý tại các bệnh viện công lập và tư nhân;
Các cơ sở đào tạo: giảng viên các trường đại học Y, cao đẳng Y và trung học y tế, cán bộ quản lý đào tạo;
Các viện nghiên cứu: chuyên viên trong các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, răng – hàm – mặt;
Các cơ quan quản lý: chuyên viên các cơ quan quản lý y tế;
Chuyên viên trong các tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ.
Những tố chất phù hợp với ngành Răng – Hàm – Mặt
Đây là một chuyên ngành học tập và làm việc quan trọng, răng – hàm – mặt đều là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người, người hoạt động trong lĩnh vực này cần hết sức cẩn trọng và có đầy đủ những tố chất sau đây:
Có tinh thần nhân đạo và lòng yêu thương người bệnh, hiểu được nỗi đau của người bệnh;
Có sự kiên nhẫn cẩn thận, tỉ mỉ và phương pháp học tập, nghiên cứu logic, có chuyên môn cao;
<
Có sự can đảm và có thể chịu đựng áp lực trong công việc hàng ngày cũng như áp lực dư luận, khi mà những vấn đề liên quan đến răng, mặt, hàm đều liên quan đến thẩm mỹ;
Khả năng quan sát tốt, sự nhạy bén, đưa ra phán đoán chính xác;
Sức khỏe tốt và có thể làm việc trong một quãng thời gian dài là điều kiện tiên quyết để có thể phục vụ và làm việc trong ngành này.
Các trường đào tạo ngành Nha khoa
Tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
- Trường Đại học Y Hà Nội
- Trường Đại học Y tế Công Cộng
- Trường Đại học Y Dược Hà Nội
- Trường Đại học Thành Đô
- TRường Đại học Đại Nam
- Trường Đại học Răng – Hàm – Mặt
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
- Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Dân lập Duy Tân
- Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Tại TP.HCM và các tỉnh phía Trung, Nam
- Trường Đại học Trà Vinh
- Trường Đại học Y Dược TP. HCM
- Trường Đại học Y Dược Huế
- Trường Cao Đẳng Bách Khoa Đà Nẵng
- Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai.
Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành bác sĩ nha khoa do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành học của mình bạn nhé!