Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; thức ăn cho chăn nuôi; nguyên liệu cho công nghiệp; nông sản để xuất khẩu… Do vậy, nghề trồng trọt vẫn là nghề muôn đời và đang ngày càng có giá trị bởi sức ép về lương thực thực phẩm cho con người ngày một gia tăng. Vậy thì trong thời đại 4.0 như hiện nay làm nghề trồng trọt còn có tương lai hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Nghề trồng trọt là gì ?
Trồng trọt là ngành học nghiên cứu về các loại cây trồng và tất cả yếu tố làm gia tăng sự phát triển của chúng như ánh sáng, nước, nhiệt độ và dưỡng chất, cũng như là những điều kiện ngăn cản sự phát triển của cây trồng như cỏ dại, bệnh, côn trùng…
Kỹ sư trồng trọt có kiến thức về: chất lượng môi trường, sinh thái, công nghệ sinh học, sinh lý thực vật, khoa học thảm cỏ, quản lý dịch bệnh, di truyền học, chọn tạo giống cây trồng, sinh học phân tử, khoa học hạt giống, dinh dưỡng, bệnh cây, toán học và xây dựng mô hình, phát triển quốc tế… Với những kiến thức ấy, Kỹ sư trồng trọt nhận dạng, giải thích và quản lý cây trồng để dùng trong nông nghiệp, trong trang trí khu đô thị và đất chăn thả theo phương pháp bền vững môi trường.
Kỹ sư nông nghiệp chuyên ngành Trồng trọt (khoa học cây trồng) được đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có kỹ năng nghiệp vụ giải quyết các vấn đề sản xuất trong ngành trồng trọt (kỹ thuật canh tác, giống, sâu bệnh…). Chuyên ngành trồng trọt trang bị cho học viên kiến thức đại cương và các kiến thức chuyên ngành như: Hình thái và giải phẫu thực vật; thổ nhưỡng và phì nhiêu đất; côn trùng nông nghiệp đại cương; nông học đại cương; di truyền – giống cây trồng; sinh lý thực vật; bệnh cây nông nghiệp đại cương…
Tại sao nên học nghề trồng trọt trong thời đại ngày nay
Nhu cầu của nghề trồng trọt
Việt Nam luôn lấy ngành trồng trọt là một ngành trọng điểm, cần đầu tư phát triển. Vì vậy nhà nước luôn chú trọng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài trong ngành ngày nhằm thúc đẩy ngành trồng trọt của nước nhà.
Việt Nam vẫn luôn thiếu các kỹ sư trồng trọt giỏi, có tâm huyết với nghề vì vậy cơ hội việc làm cho các kỹ sư trồng trọt là rất lớn.
Bên cạnh đó, ngành nghề này được đào tạo để đáp ứng được nhu cầu cao về nhân lực của lĩnh vực nông nghiệp. Khi theo học ngành nghề này, các bạn sinh viên sẽ được tiếp nhận những kiến thức chuyên ngành đầy thú vị như cấu trúc thực vật và cách thức giải phẫu, đất đai, côn trùng, dịch bệnh, di truyền, v.v. Và sau khi hoàn thành chương trình học, mỗi sinh viên sẽ có được rất nhiều cơ hội tìm việc làm ưng ý trong xã hội phát triển như ngày nay. Đồng thời, tỷ lệ cạnh tranh của nghề tương đối thấp.
Mức lương của kỹ sư nông nghiệp
Vị trí: Kỹ Sư Nông Nghiệp
Lương khảo sát:
-Lương thấp nhất:4,8 Tr
-Lương bậc thấp:9,1 Tr
-Lương trung bình:11,1 Tr
-Lương bậc cao:13,1 Tr
-Lương cao nhất:38,3 Tr
Những thách thức của nghề trồng trọt
Dĩ nhiên thách thức cho các kỹ sư là cần đầu tư nhiều công sức để nghiên cứu và tìm ra các giải pháp tốt nhất cho ngành trồng trọt của nước ta phát triển lớn mạnh. Để có nhiều sản phẩm xuất khẩu sang nhiều nước trên khắp thế giới hơn nữa cũng nhu cung cấp đủ lương thực thực phẩm và các loại cây cảnh, cây trồng khác cho người dân trong nước.
Học nghề trồng trọt là học gì?
Trồng trọt là ngành học thú vị cho các bạn đam mê môn sinh học, thích nghiên cứu các loại cây trồng nông nghiệp. Vì ngành này chú trọng đào tạo nghiên cứu về các loại cây trồng và tất cả yếu tố làm gia tăng sự phát triển của chúng như ánh sáng, nước, nhiệt độ và dưỡng chất, cũng như là những điều kiện ngăn cản sự phát triển của cây trồng như cỏ dại, bệnh, côn trùng…Nhiều bạn trẻ muốn cống hiến sức mình cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam, yêu các loại nghiên cứu liên quan đến cây trồng đã thành công khi theo đuổi ngành học này.
Đây không phải là một ngành học quá khó, không khô khan như nhiều ngành kỹ thuật khác nhưng đòi hỏi người học phải chăm chỉ và chịu khó tìm tòi học hỏi. Thường xuyên nghiên cứu các loại tài liệu, các mẫu vật khi có cơ hội. Cần nắm chắc các lý thuyết nuôi trồng cũng như đặc điểm cây trồng, thời tiết, cách canh tác của các địa phương, kiến thức địa lý phải tốt. Những sinh viên ngành trồng trọt phấn đầu tốt trong quá trình học trong nhà trường có cơ hội việc làm cao hơn các sinh viên khác. Ngoài kiến thức chuyên môn thì kỹ năng mềm như ngoại ngữ, công nghệ thông tin cũng là điều kiện quan trọng để bạn được các nhà tuyển dụng lựa chọn cũng như làm việc tốt, phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Yêu cầu về kiến thức
– Hiểu biết các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
– Nhận thức đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành trồng trọt đủ khả năng tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp, tham gia nghiên cứu và công tác tốt phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.
– Hiểu được các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo
– Hiểu biết và ứng dụng các qui trình kỹ thuật trồng trọt vào sản xuất nông nghiệp.
Yêu cầu về kỹ năng
* Kỹ năng cứng:
– Có khả năng bố trí và tiến hành các thí nghiệm trong lĩnh vực trồng trọt trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng, có khả năng phân tích, giải thích và đánh giá các số liệu thu thập được.
– Có khả năng thiết lập mối quan hệ với các tổ chức sản xuất nông nghiệp trong lãnh vực trồng trọt.
– Có khả năng lập kế hoạch sản xuất, quản lý trang trại và hợp tác xã sản xuất…
– Có khả năng tham gia kiểm dịch thực vật và đánh giá chất lượng nông sản, các chỉ tiêu dinh dưỡng của đất đai, giống cây trồng.
* Kỹ năng mềm:
– Trình độ tiếng Anh: chứng chỉ B Quốc Gia (do trường Đại Học An Giang cấp hoặc bằng cấp quốc tế tương đương).
– Công nghệ thông tin: Trình độ Tin Học chứng chỉ A Quốc Gia (do trường Đại Học An Giang cấp); có khả năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ, ứng dụng trong xử lý số liệu và thống kê liên quan đến ngành Trồng Trọt; các phần mềm chính trong việc hỗ trợ tính toán ứng dụng trong xử lý thống kê số liệu thực nghiệm.
– Năng lực hành vi khác: Thực hiện các kỹ năng mềm tốt như giao tiếp, truyền thông, tiếp xúc cộng đồng, vừa có đủ khả năng tư duy và làm việc độc lập để tự giải quyết vấn đề tốt đồng thời lại có khả năng làm việc nhóm tốt. Kỹ năng tìm việc làm cho bản thân, thích ứng với công việc được giao, luôn có ý thức và động cơ tự làm giàu cho bản thân bằng con đường khởi tạo doanh nghiệp.
Yêu cầu về thái độ
– Có tinh thần hướng nghiệp, tâm huyết với nghề và có tinh thần trách nhiệm trong nghề nghiệp.
– Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
– Có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và có ý thức tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật về lãnh vực chuyên ngành trồng trọt.
Sinh viên học nghề trồng trọt ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư chuyên ngành trồng trọt sẽ nhận được rất nhiều cơ hội và triển vọng nghề nghiệp đa dạng và phong phú, đồng thời cũng tồn tại nhiều thách thức. Ngoài các công ty chuyên về lĩnh vực nông nghiệp, trang trại, viện nghiên cứu, sinh viên sau khi tốt nghiệp còn có thể tiếp tục công việc nghiên cứu cây trồng của mình, và trực tiếp giảng dạy kiến thức nông nghiệp tại các giảng đường đại học/ cao đẳng. Hơn nữa, nhiều sinh viên còn có thể tự khởi nghiệp chuỗi hoạt động trồng trọt của mình và đạt được mức thu nhập cực cao.
Kỹ sư trồng trọt có kiến thức về: chất lượng môi trường, sinh thái, công nghệ sinh học, sinh lý thực vật, khoa học thảm cỏ, quản lý dịch bệnh, di truyền học, chọn tạo giống cây trồng, sinh học phân tử, khoa học hạt giống, dinh dưỡng học, bệnh cây, toán học trong nghiên cứu cây trồng và xây dựng mô hình sản xuất, phát triển quan hệ quốc tế về nông nghiệp… Với những kiến thức ấy, Kỹ sư trồng trọt nhận dạng, giải thích và quản lý cây trồng để dùng trong nông nghiệp, trong trang trí khu đô thị và đất chăn thả theo phương pháp bền vững môi trường.
Học nghề trồng trọt ở đâu tốt
Nếu bạn có đam mê với ngành trồng trọt và muốn trở thành một kỹ sư trồng trọt thực thụ bạn có theo học bạn có thể học ngành này tại các trường: Trường Đại học Nông nghiệp 1, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Cao đẳng Nông Lâm, Đại học Nông Lâm Huế, …
Ngoài ra bạn có thể du học tại một số nước có chương trình đào tạo ngành trồng trọt khá tốt như Mỹ, Úc hay New Zealand…
Trên đây là những thồn tin liên quan đến nghề trồng trọt do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành nghề của mình cũng như đưa ra được lựa chọn đúng đắn cho tương lai của mình bạn nhé!