Nhà Văn Harper Lee – Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp

Nelle Harper Lee, thường được biết tới với tên Harper Lee, là một nữ nhà văn người Mỹ. Bà được biết tới nhiều nhất qua tiểu thuyết đầu tay Giết con chim nhại. Dưới đây là những thông tin liên quan đến tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của Nhà Văn Harper Lee, cùng tham khảo nhé!

Tiểu sử nhà văn Nelle Harper Lee

Nelle Harper Lee (28 tháng 4 năm 1926 – 19 tháng 2 năm 2016), thường được biết tới với tên Harper Lee, là một nữ nhà văn người Mỹ. Bà được biết tới nhiều nhất qua tiểu thuyết đầu tay Giết con chim nhại (To Kill a Mockingbird). Ngày 5 tháng 11 năm 2007, Harper Lee đã được tổng thống George W. Bush trao Huân chương Tự do Tổng thống Hoa Kỳ (Presidential Medal of Freedom), huân chương cao quý nhất dành cho công dân Hoa Kỳ, vì những đóng góp của bà cho văn học Mỹ.

Tiểu sử nhà văn Nelle Harper Lee

Sau khi tốt nghiệp trung học tại Monroeville, Lee vào học tại trường nữ sinh Huntingdon College ở Montgomery (1944–45) và sau đó theo học cử nhân luật tại Đại học Alabama (University of Alabama, 1945 – 1950). Trong thời gian là sinh viên, Harper Lee tham gia viết bài và biên tập cho tờ báo của trường, tờ Rammer Jammer. Chưa hoàn thành hết khóa học cử nhân luật, Harper Lee đã sang Anh học một mùa hè tại Oxford rồi quay trở về New York làm nhân viên cho hãng hàng không Eastern Air Lines và BOAC. Mãi đến cuối thập niên 1950 Lee mới quyết định nghỉ việc để tập trung sức lực cho nghề viết văn.

Sự nghiệp của nhà văn Harper Lee

Là con gái của một luật sư làm việc ở bang Alabama, Harper Lee chuyển tới sống ở New York để vừa làm việc vừa viết lách kể từ năm 1949. Khi đang làm nhân viên bán vé máy bay cho một hãng hàng không hồi năm 1956, hai người bạn có tên Michael và Joy Brown đã tặng cho Harper Lee một món quà Giáng sinh không thể nào quên.

Đó là một món tiền đủ để bà có thể bỏ việc và sống trong một năm mà không cần lo nghĩ đến tiền, trong một năm đó, hai người bạn muốn Harper Lee dùng để chuyên tâm vào việc viết lách. Bên cạnh món tiền là một tờ giấy nhắn: “Cậu có một năm không phải làm việc để viết nên bất cứ thứ gì cậu thích. Chúc Giáng sinh vui vẻ!”.

Harper Lee đã dùng món quà tuyệt vời đó một cách không hề phí phạm, chính trong năm này, bà đã viết nên tác phẩm nổi tiếng thế giới – cuốn “Giết con chim nhại”.

Sự nghiệp của nhà văn Harper Lee

Sau khi hoàn thành Giết con chim nhại, Lee làm trợ lý cho Capote trong chuyến đi của ông tới Holcomb, Kansas để tìm hiểu thông tin về một vụ giết người dã man nhằm viết bài cho báo The New Yorker. Tư liệu từ chuyến đi này của hai người sau đó đã được Capote sử dụng để viết tiểu thuyết xuất sắc nhất của ông, In Cold Blood (1966). Về phần Lee, mặc dù đã trở nên nổi tiếng nhờ tiểu thuyết đầu tay, bà hầu như từ chối mọi cuộc phỏng vấn hoặc xuất hiện nơi công cộng và cũng ngừng viết văn, ngoại trừ một số tiểu luận ngắn. Tiểu thuyết thứ hai của bà, The Long Goodbye, vì thế chưa bao giờ được hoàn thành. Giữa thập niên 1980, Lee cũng từng có ý định viết một cuốn sách về vụ giết người hàng loạt ở Alabama, nhưng rồi bà cũng nhanh chóng bỏ qua dự án vì không hài lòng với nó. Trong một buổi họp mặt tại Alabama năm 2008, Lee đã từ chối lời mời xuất hiện trước công chúng với lý do: “Tốt hơn là im lặng thay vì trở thành một kẻ khờ”.

Năm 2015, độc giả trên khắp thế giới đã rất bất ngờ khi nhà xuất bản HarperCollins tuyên bố rằng Harper Lee – nữ nhà văn ẩn dật vốn luôn đặt mình nằm ngoài mọi sự quan tâm của truyền thông và công chúng – đã đồng ý cho xuất bản phần tiếp theo của cuốn “Giết con chim nhại”, đó là cuốn “Giá của tỉnh ngộ” (Go Set A Watchman) hồi năm 2015.

Tác phẩm nổi bật

Sách

  • Giết con chim nhại (1960)
  • Hãy đi đặt người canh gác (2015)

Bài báo

  • “Love—In Other Words”. (15 tháng 4 năm 1961) Vogue, pp. 64–65
  • “Christmas to Me”. (tháng 12 năm 1961) McCall’s
  • “When Children Discover America”. (tháng 8 năm 1965) McCall’s
  • “Romance and High Adventure” (1983)
  • Bức thư đến Oprah Winfrey (tháng 7 nă 2006), O: The Oprah Magazine.

Vinh danh nhà văn

Tháng 6 năm 1966, Harper Lee là một trong hai người được tổng thống Lyndon B. Johnson mời tham gia Ủy ban Nghệ thuật Quốc gia (Hoa Kỳ) (National Council on the Arts). Ngày 5 tháng 11 năm 2007, bà được tổng thống George W. Bush trao Huân chương Tự do Tổng thống Hoa Kỳ (Presidential Medal of Freedom), huân chương cao quý nhất dành cho công dân Hoa Kỳ, vì những đóng góp của bà cho văn học Mỹ.

Năm 2005 trong bộ phim Capote làm về quá trình tìm tư liệu và sáng tác In Cold Blood của Truman Capote, nữ diễn viên Catherine Keener đã vào vai Harper Lee. Keener đã được đề cử Giải Oscar nữ diễn viên phụ cho vai diễn này. Một năm sau đó trong bộ phim tiểu sử về Truman Capote, Infamous, đến lượt Sandra Bullock được giao khắc họa lại hình ảnh của Harper Lee.

Những bí mật của nhà văn Harper Lee về tác phẩm “Giết con chim nhại”

Những bí mật của nhà văn Harper Lee về tác phẩm “Giết con chim nhại”

Quá trình sáng tác “Giết con chim nhại” kéo dài và mệt mỏi

Harper Lee đã từng phải dành ra 6-12 tiếng đồng hồ mỗi ngày để viết, bà ép mình phải viết được một trang bản thảo mỗi ngày. Harper Lee từng chia sẻ trong một cuộc đối thoại hiếm hoi với sinh viên một trường Đại học hồi cuối thập niên 1960 rằng:

“Đối lập với những gì đa phần mọi người vẫn nghĩ, không có hào nhoáng nào trong nghề viết. Thực tế, phần lớn thời gian, bạn sẽ cảm thấy đau buồn xé ruột”.

Harper Lee từng muốn nam diễn viên Spencer Tracy đảm nhận vai luật sư Atticus Finch

Về bộ phim điện ảnh cùng tên ra mắt năm 1962, Harper Lee từng viết một lá thư đề nghị nam diễn viên Spencer Tracy nhận lời đảm nhận vai diễn luật sư Atticus Finch, nhưng tại thời điểm đó, nam diễn viên đang bận rộn với những kế hoạch diễn xuất khác, vì vậy, vai diễn đã được giao cho Gregory Peck.

Sau bộ phim, Harper Lee đã chuyển sang ngưỡng mộ Peck vì anh đã đảm nhận vai diễn rất tốt. Với vai diễn ấn tượng này, Gregory Peck đã giành được tượng vàng Oscar cho Nam chính xuất sắc. Phim nhận được 8 đề cử và rinh về 3 tượng vàng.

Harper Lee thậm chí đã tặng cho nam diễn viên chiếc đồng hồ bỏ túi tuyệt đẹp của cha mình như một cách để thể hiện sự tôn vinh dành cho vai diễn của Peck. Chiếc đồng hồ có khắc dòng chữ “Tới Gregory từ Harper”. Họ đã trở thành bạn của nhau kể từ bấy giờ cho tới tận khi Peck qua đời năm 2003.

Harper Lee từng xuất hiện trên màn ảnh hai lần

Đó là trong hai bộ phim tiểu sử làm về nhà văn Mỹ Truman Capote – người bạn thuở ấu thơ của bà. Hai bộ phim lần lượt là “Capote” (2005) và “Infamous” (2006). Tình bạn giữa hai nhà văn nổi tiếng hàng đầu trong văn đàn Mỹ từ thuở ấu thơ đương nhiên là một chi tiết hay không thể bỏ qua. Trong cả hai bộ phim này đều có sự xuất hiện của nhân vật mang tên Harper Lee.

Nhận xét về hai bộ phim này, Harper Lee cho rằng “Infamous” hay hơn, nhưng “Capote” đúng với thực tế hơn. Trong “Infamous”, nhân vật Harper Lee ở tuổi trưởng thành do nữ diễn viên Sandra Bullock đảm nhiệm.

Về sau, Harper Lee đã có lần nói với đạo diễn của “Infamous” rằng: “Ông tạo nên một cô gái thật ngọt ngào, tươi sáng và gọi cô ấy là Harper Lee, điều đó khiến tôi bỏ qua cho mấy đôi tất”. Ý của Harper Lee là việc ông để nữ diễn viên Bullock đi tất trắng với giày đen – một kiểu thời trang không được lòng nữ nhà văn.

Mỗi năm có tới 30.000 khách du lịch tới thăm thành phố Monroeville

Dù các du khách đều biết họ sẽ không bao giờ có thể gặp Harper Lee ở Monroeville, nhưng người ta vẫn muốn đi dạo trong thành phố đã truyền cảm hứng cho địa danh Maycomb trong “Giết con chim nhại”.

Trụ sở tòa án cũ của thành phố giờ đây đã trở thành một viện bảo tàng với hai triển lãm về hai nhà văn nổi tiếng sinh ra từ đây: “Truman Capote: Tuổi thơ ở Monroeville” và “Harper Lee: Trong những ngôn từ của chính bà”.

Dù bộ phim “Giết con chim nhại” (1962) không được quay tại Monroeville, nhưng người ta đã dựng lên một Monroeville giống hệt trên trường quay bởi thị trấn Maycomb giả tưởng chính là Monroeville yêu dấu của Harper Lee.

Mỗi mùa hè, vở kịch “Giết con chim nhại” lại được trình diễn trong thành phố, nửa sau của vở kịch diễn ra trong phòng xử án với những người đi xem kịch ngồi trên những băng ghế trong phòng xử án như thể họ đang được xem một phiên tòa thực sự.

Harper Lee từng hối tiếc vì đã viết ra “Giết con chim nhại”

Harper Lee từng tâm sự với nữ nhà văn Marja Mills – người từng là hàng xóm của bà trong hơn một năm, rằng: “Tôi ước gì tôi chưa từng viết ra cuốn sách đó”.

Một vài năm sau, khi có dịp gặp lại bà, nhà văn Marja Mills hỏi lại rằng bây giờ bà có còn cảm thấy hối tiếc nữa không, lúc này Harper trả lời rằng: “Đôi khi tôi vẫn cảm thấy thế. Nhưng rồi cảm giác đó nhanh chóng trôi qua”.

Những bài học sống quý giá của tác phẩm “Giết con chim nhại”

Những bài học sống quý giá của tác phẩm “Giết con chim nhại”

Không thể phủ nhận, To Kill a Mockingbird là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của văn học thế giới trong thế kỷ 20. Từng nhận giải thưởng danh giá Pulitzer Prize vào năm 1961 và suốt sáu thập kỷ sau đó, cuốn tiểu thuyết cũng luôn được xem như ngọn hải đăng chỉ đường cho các thế hệ người Mỹ khi họ phải đối mặt với một trong những vấn nạn hàng đầu là phân biệt chủng tộc.

To Kill a Mockingbird kể câu chuyện về cuộc đời những người bạn và họ hàng của chính tác giả. Cuốn tiểu thuyết viết về gia đình Finch gồm có ông bố (Atticus), cậu con trai 10 tuổi (Jam) và cô con gái 6 tuổi – nhân vật chính (Scout). Đáng chú ý, Atticus Finch – một luật sư cũng là một người đàn ông góa vợ đã giáo dục hai con mình với tất cả sự gần gũi và kiên nhẫn của một người cha. Ông là người rất tiến bộ so với thế hệ đàn ông miền Nam nước Mỹ những năm 30 khi phản đối cách giáo dục dùng roi vọt, không bao giờ la hét và luôn đưa ra câu trả lời trung thực. Và hơn cả, sự gương mẫu của người đàn ông này mang lại rất nhiều kinh nghiệm quý cho các bậc làm cha mẹ.

Nhân vật Atticus trong truyện có thể được lấy hình mẫu từ chính cha của tác giả – Amasa Coleman Lee – một luật sư,  người từng lên tiếng bảo vệ quyền lợi chính đáng của người da đen. Vì vậy, Atticus sống với nguyên tắc “hãy để lương tâm của bạn dẫn đường”, “luôn tin vào khả năng của con mình” hay dạy bảo các con rằng “phản ứng khiếm nhã không phải là biểu hiện của lòng dũng cảm”… Cũng qua nhân vật, nhiều bài học đã được Harper Lee đúc kết như:  “Con người là một thực thể vô cùng phức tạp, hãy học cách thấu hiểu họ trước khi đánh giá họ”, “Lòng can đảm đến từ bên trong tâm hồn của một người, chứ không phải là một người với cây súng trong tay”, “Hãy đối xử công bằng với người khác, bạn chưa chắc đã tốt đẹp được như họ”…

Trên đây, dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn những thông tin cơ bản về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn nổi tiếng Harper Lee. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những thông tin mà bạn đang tìm kiếm về nhà văn Harper Lee nhé!

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *