Nhà thơ Hàn Mạc Tử – Những sáng tác nổi tiếng của nhà thơ Hàn Mạc Tử

Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử là nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn. Hàn Mặc Tử cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Hàn Mạc Tử bạn nhé!

Những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Hàn Mạc Tử

Những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Hàn Mạc Tử

1. Trăng Vàng Trăng Ngọc

Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò…
Bao giờ đậu trạng vinh quy đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ.
Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hồn Trăng.
Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng
Tôi nói thiệt, là anh dại quá:
Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang.
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi
Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi
Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi
Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!

2. Đây Thôn Vĩ Dạ

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

3. Mùa Xuân Chín

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
– Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
– “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

4. Những Giọt Lệ

Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?
Bao giờ tôi hết được yêu vì,
Bao giờ mặt nhật tan thành máu
Và khối lòng tôi cứng tựa si?
Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa…
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?

5. Đà Lạt Trăng Mờ

Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu,
Trời mơ trong cảnh thật huyền mơ.
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt,
Như đón từ xa một ý thơ.
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều,
Để nghe dưới đáy nước hồ reo.
Để nghe tơ liễu run trong gió,
Và để xem trời giải nghĩa yêu.
Hàng thông lấp loáng đứng trong im,
Cành lá in như đã lặng chìm.
Hư thực làm sao phân biệt được?
Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm.
Cả trời say nhuộm một màu trăng,
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng.
Không một tiếng gì nghe động chạm,
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng!

6. Tương Tư

Gió xuân đi khỏi bao giờ,
Tấc xuân với tấm lòng thơ não nùng.
Hỏi mình, mình có nhớ nhung,
Bao la non nước một vùng nước non.
Quen nhau từ thuở đào non,
Biết nhau từ thuở trăng tròn, ai ôi!
Hương thơm bay mất đi rồi,
Mỗi lần hoa nở gây mùi yêu đương.
Chiêm bao thấy mặt chán chường,
Tỉnh ra hoảng hốt, hỏi nường, nường đâu!
Sao trong giai tiết mà sầu,
Rưng rưng nước mắt ai hầu lau cho?
Mở miệng không ra, những nghẹn ngào,
Tương tư sầu ấy cực làm sao!
Nghe chim anh võ kêu buồn đáp,
Thấy bóng đông quân tới biếng chào.
Đứng sững ngoài hiên mà tưởng tượng…
Ngồi thừ trước án để chiêm bao.
Mặc cho hoa rụng bay tơi tả,
Lẩm bẩm: “Em ơi, khổ thế nào”!

7. Chưa Biết Yêu

Em như trái đào tơ
Đôi mắt còn ngây thơ
Chưa biết say tình ái
Đuổi trăng em nô đùa
Em là Nàng Ly tao
Khúc hát đường thấp cao
Chen lẫn trong cành lá
Khiến lòng ai dạt dào
Em là nước ngọc tuyền
Trôi lại chốn Đào Nguyên
Để khách cao phẩm giá
Rửa tan vết tình duyên
Em là bóng trăng thinh
Hình ảnh gái đồng trinh
Mới có mười năm tuổi
Biết chi đến ái tình.

8. Canh Khuya Cảm Tác

Bàn cờ thế sự gớm ghê thay!
Thua được nào ai biết rõ ngày?
Khắc khoải năm canh quyền nhớ nước,
Bơ vơ ngàn dặm nhạn theo mây.
Thức ròng rã nguyệt san còn lạnh
Ngủ mệt mê trời cảnh đã say
Gối điệp mơ màng vùng trỗi dậy
Vừa toan tính đó có ai hay?

9. Ái Khanh Hỡi

Sao bao năm xa cách ngoài mây nước,
Lòng anh luôn mơ hoảng với ngày trôi,
Lá còn thắm, ngày còn xanh tha thướt,
Tình đôi ta sao chửa đượm màu tươi?
Ví dù chăng lời ái ân có bảo:
Tình đôi ta bất diệt đến ngàn thu
Sẽ lừng danh đến hoa cây Bồng Đảo.
Nhưng yêu thương không nên được nghi ngờ.
Rừng thiên vẫn cao ngôi trong yên lặng,
Bãi tha ma ghê như bóng đêm lan.
Ta cứ tưởng lòng ta không kinh hoảng
Bằng khi nghe xảy biến “Hải bình trang”
Ái khanh hỡi! Lòng ta run như gió
Đêm trăng buồn màu sắc thắm không reo
Những khi mơ thấy niềm cô phụ,
Tình muôn năm héo hắt đến tim yêu.
Nhưng làm sao lòng ta luôn nơm nớp
Và bao giờ cũng muốn tránh nhau ra,
Tình cao riêng muôn đời không tái hợp
Vì lòng ơi! Ngao ngán đến thời xa.

10. Biết Anh

Em nhớ lần đầu em biết anh
Nhờ vần thơ mới dệt thêu tình
Lòng em rung động từ hôm ấy
Trong những đêm trăng tưởng bóng hình
Còn anh, em đã gặp anh đâu?
Chỉ cảm vần thơ có những câu
Âu yếm, say sưa, đầy mộng đẹp
Xui lòng tơ tưởng suốt đêm thâu
Rồi buổi chiều kia em tới thăm
Thăm người thi sĩ chốn xa xăm
Mà vần thơ mới làm rung động
Xa gọi hồn em mau tới gần
Kịp nghĩ miệng đời hay mỉa mai
Tảng lờ ngừng bước và im hơi
Mộng hồn em gửi theo chiều gió
Để được gần anh ngỏ ít lời
Rồi liền hôm ấy em xa anh
Với nỗi nhớ nhung, với hận tình
Với cuốn thơ văn anh gửi tặng
Với lòng tưởng tượng ảnh hình anh.
Những bài thơ hay về nhà thơ Hàn Mạc Tử

11. Những Giọt Lệ

Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?
Bao giờ tôi hết được yêu vì,
Bao giờ mặt nhật tan thành máu
Và khối lòng tôi cứng tựa si?
Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa…
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?

12. Bẽn Lẽn

Trăng nằm sóng soải trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi
Trong khóm vi vu rào rạt mãi
Tiếng lòng ai nói? Sao im đi?
Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe
Vô tình để gió hôn lên má
Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em.

13. Hồn Là Ai?

Hồn là ai là ai? tôi không biết
Hồn theo tôi như muốn cợt tôi chơi
Môi đầy hương tôi không dám ngậm cười
Hồn vội mớm cho tôi bao ánh sáng
Tôi chết giả và no nê vô vạn
Cười như điên, sặc sụa cả mùi trăng
Áo tôi là một thứ ngợp hơn vàng
Hồn đã cấu, đã cào, nhai ngấu nghiến
Thịt da tôi sượng sần và tê điếng
Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên
Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng êm
Cho trăng ngập trăng dồn lên tới ngực
Hai chúng tôi lặng yên trong thổn thức
Rồi bay lên cho tới một hành tinh
Cùng ngả nghiêng lăn lộn giữa muôn hình
Để gào thét một hơi cho rởn ốc
Cả thiên đường trần gian và địa ngục
Hồn là ai? là ai! tôi không hay
Dẫn hồn đi ròng rã một đêm nay
Hồn mệt lả mà tôi thì chết giấc.

14. Mơ Hoa

Khói trầm lan nhẹ ngấm không gian
Giây phút buồn lây đến mộng vàng
Xiêm áo hôm nay tề chỉnh quá
Dám ôm hồn cúc ở trong sương
Hãy tưới lên hoa giọt lệ nồng,
Đếm từng cánh một mấy lần thương
Hãy chôn những mảnh xuân tàn tạ,
Và hãy chôn sâu tận đáy lòng.
Bóng người thục nữ ẩn trong mơ
Trong lá, trong hoa khói bụi mờ
Xin chớ làm thinh mà biểu lộ
Những tình ý lạ, những lời thơ.
Hãy quỳ nán lại: tiếng sao rơi
Khua ánh trăng xanh động khí trời
Gió thở hay là hoa thở nhỉ ?
Ô hay người ngọc biến ra hơi.

15. Ghen

Ta ném mình đi theo gió trăng
Lòng ta tản khắp bốn phương trời
Cửu trùng là chốn xa xôi lạ
Chim én làm sao bay đến nơi?
Chiếc tàu chở cả một đêm trăng
Muôn ánh sao ngời chói thẳng băng
Muôn sợi hương trầm bay bối rối
Muôn vàn thần thánh sống cao sang.
Giây phút ôi chao! Nguồn cực lạc.
Tình tôi ghen hết thú vô biên
Ai cho châu báu cho thinh sắc
Miệng lưỡi khô khan, hết cả thèm.

16. Thầm Lặng

Mai tiên nữ! Đọc hồn ta cho rõ:
Đau không rên, chết cũng mặc mình thôi.
Mối tình si đã lỡ vỡ tan rồi,
Ta chỉ biết lặng nhìn thiên hạ khóc.
Được diễm phúc yên vui nơi điện ngọc,
Tiên nữ đừng sa xuống chốn trần gian.
Tìm hồn ta quằn quại giữa lầm than,
Để trở lại những ngày đầy huyết lệ!

17. Buồn Thu

Ấp úng không ra được nửa lời
Tình thu bi thiết lắm thu ơi
Vội vàng cánh nhạn bay đi trớt
Hiu hắt hơi may thoảng lại rồi.
Nằm gắng đã không thành mộng được
Ngâm tràn cho đỡ chút buồn thôi
Ngàn trùng sương toả, cây e lạnh
Chỉ có thông kia chịu với trời.

18. Chơi Thuyền Gặp Mưa

Đêm trăng thong thả thử chèo ra
Ơn nước hôm nay tắm gội mà
Sào cắm thuyền dồi thân thể khách
Buồm trương gió táp mặt mày hoa
Cầm lòng sông dễ không sao đặng
Đứng mũi ai kia đã mệt chưa!
Đất ướt loi ngoi trời mát mẻ
Mây mưa khoan khoái trận vừa qua.

19. Đêm Trăng

Bữa ni sáng tỏ bóng Hằng
Thử xem thiên hạ ai bằng ta không
Thảnh thơi lầu mát ngồi trông
Muôn vàn tâm sự một dòng nao nao
Càng lên, càng tỏ, càng cao
Trăng ơi hãy ghé động đào xem hoa
Hữu tình ta lại gặp ta
Đêm nay mới thấy đậm đà khuôn thiên
Mà sao ngậm miệng làm duyên
Đã nhiều căn dặn nỗi niềm tóc tơ
Mà sao trăng khéo hững hờ
Vì trăng ta phải ngồi chờ suốt đêm
Muốn bay lên tận cung thiềm
Kéo vầng trăng xuống kết duyên châu trần.

20. Thơ

Ta thích đứng lặng trên bờ ao
Lắng nghe trong bụi tiếng thì thào
Của hai luồng gió đang vương vấn
Mà tiếng lòng ta cũng dạt dào
Ta thích ngồi mơ dưới gốc đa
Chờ người năm ngoái có đi qua
Yêu thương níu lại rồi tình tự
Tiếng lá vèo bay ta ngỡ là…
Ta thích len vào trong đám lau
Núp chờ trăng xuống để quàng nhau
Giả đò ân ái như năm ngoái
Gió lại ta ngờ nàng tới sau…

21. Vội Vàng Chi Lắm

Vội vàng chi lắm nhạn lưng mây?
Chầm chậm cho mình giữ mối giây!
Về đến thần kinh khoan nghĩ đã,
Ghé miền Gia Hội tỏ tình ngay!
Suốt năm canh mộng hồn mê mỏi,
Chỉ một lòng son muốn giải bày.
Này nhạn, ta còn quên chút nữa:
Trái tim non nớt tặng ai đây?

22. Uống Trăng

Ta căm với tiếng reo khô
Ta buồn với liễu bên hồ ngẩn ngơ
Ngông cuồng đi hái vần thơ
Yêu đương, rót nước để chờ trăng lên
Bóng Hằng trong chén nằm nghiêng
Lả lơi, tắm mát, làm duyên gợi tình
Sóng xao mặt nước rung rinh
Lòng ta khát miếng chung tình từ lâu
Uống đi cho đỡ khô hầu
Uống đi cho bớt cái sầu mênh mang
Có ai nuốt ảnh trăng vàng
Có ai nuốt cả bóng nàng Tiên Nga
Đã thèm cái giấc mơ hoa.

23. Mơ Duyên

Non nước tâm tình rộng bốn phương
Đòi em làm Nhạc, tôi làm Hương
Đêm nay đại yến Lâm Xuân Các
Điêu Thuyền đàn khúc Tề Tuyên Vương
Xong rồi đôi ta qua Đào Nguyên
Em làm rượu ngọt, anh làm men
Tiên cô không đợi duyên mời mọc
Say thôi gò má đỏ rần lên.
Liêu Tây bây giờ đang chiêm bao
Bây giờ ly biệt đến phương nao
Ước chi ta hoá làm Lê ảnh
Để khóc thương nhau đến bạc đầu.

24. Ưng Trăng

Tôi ngâm thơ trăng thơ trăng
Không ngờ gió mát phăng phăng bay về.
Sáng xanh đậu bức tranh đề,
Bông thơm hội ý bên lề chờ mong.
Tiếng ca nhẹ thỡn chưa vồng,
Bởi chưng huyền ảo còn lồng hương lên.
Chờ đày khí hậu còn nguyên,
Không ai chạm tới mà đền sao đang.
Tôi ưng quá! Tôi ưng nàng,
Nàng xa xa lắm, ơi nàng Trăng ơi!

25. Ta Nhớ Mình Xa (Một Nửa Trăng)

Hôm nay còn một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi!
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột!
Gió làm nên tội buổi chia phôi!

26. Say Chết Đêm Nay

Trời Hàn Giang đêm nay không sóng,
Lòng cô liêu đồng vọng mà chi ?
Gió đông đoài gặp tình si
Ôi chao quấn quít nói gì nhớ thương
Trăng cổ độ hết vương cành trúc
Hẹn đoàn viên tình thực chiêm bao
Đêm nay lại giống đêm nào
Nhấp xong chung rượu buồn vào tận gan
Say thôi lại muốn Nàng nâng đỡ
Nhưng Nàng xa từ thuở vu quy
Nhớ thôi lòng những sầu bi
Lệ rơi vào rượu, hàng mi lờ đờ…
Ta là khách bơ vơ phàm tục
Nhớ cầm trăng cung bậc tiêu tao
Không ai trang điểm má đào
Cho ta say chết đêm nào đêm nay.

27. Anh Điên

Anh nằm ngoài sự thực
Em ngồi trong chiêm bao
Cách xa nhau biết mấy
Nhớ thương quá thì sao ?
Anh nuốt phứt hàng chữ
Anh cắn vỡ lời thơ
Anh cắn, cắn cắn cắn
Hơi thở đứt làm tư!

28. Em Điên

Em xé toang trong hơi gió
Em bóp nát tơ trăng
Em túm muôn trời lại
Em cắn vỡ hương ngàn…
Em cười thì sao rụng
Em khóc thì đá bay
Em nhớ chàng quá trí
Mà chàng vẫn không hay!

29. Hãy Đón Hồn Anh

Em xé toang trong hơi gió
Em bóp nát tơ trăng
Em túm muôn trời lại
Em cắn vỡ hương ngàn…
Em cười thì sao rụng
Em khóc thì đá bay
Em nhớ chàng quá trí
Mà chàng vẫn không hay!

30. Sáng Trăng

Vui thay cảnh sáng trăng
Ái tình bắt đầu căng
Hoa thơm thì nín lặng
Hương thơm thì bay lay
Em tôi thì hổn hển
Áo xiêm lấm tấm vàng
Em tôi đã hiểu chưa
Đó là khúc tình ca
Nâng theo hơi thở nhẹ
Ở trên làn dây tơ
Của lòng em rộn rã
Khi mới học đòi mơ
Đêm nay trăng đúng tuổi
Năm nay em dậy thì
Làm sao không quyến luyến
Hoa gió đã tình si
Em tôi còn ngẫm nghĩ
Chưa thấy nói năng chi…

31. Sáng Láng

Sông Ngân đã im lìm không tiếng sóng,
Mà lòng anh rào rạt mãi không thôi!
Ở tầng cao khúc Nghê Thường đồng vọng!
Nghe gì đâu, em hỡi! Ráng mây trôi.
Anh đã thoát hồn anh ngoài xác thịt,
Để chập chờn trong ánh sáng mông lung,
Để tìm em đưa hai tay ràng rịt
Mảnh tỉnh thiêng ngả ngớn giữa không trung.
Anh đã gặp hồn em đương chới với,
Bến Mê Hà trên giải nước mênh mang.
Anh đã đón tình em vay phất phới,
Như hương trăng đằm thắm cõi không gian.
Chúng ta biến, em ơi, làm thanh khí.
Cho tan ra hoà hợp với tim anh
Của trời đất, của muôn vàn ý nhị,
Và tình ta sáng láng như trăng thanh.

32. Khói Hương Tan

Tối hôm nay muôn sao nhấp nhánh
Sông Mê Hà đưa đẩy sóng triền miên
Thuyền anh buông lửng lờ trong hiu quạnh
Tới chưa em, đã tới bến lòng em ?
Mộng uyên ương đang khi tim rào rạt
Thuyền anh neo đậu trước bến Hàn Giang
Nhưng uyên ương khi trăng sao bàng bạc
Biến mất rồi, anh thấy khói hương tan.

33. Huyền Ảo

Mới lớn lên trăng đã thẹn thò
Thơm như tình ái của ni cô
Gió say lướt mướt trong màu sáng
Hoa với tôi đều cảm động sơ
Đang khi màu nhiệm phủ ban đêm
Có thứ gì rơi giữa khoảng im
Rơi tự thượng tầng không khí xuống
Tiếng vang nhè nhẹ dội vào tim.
Tôi với hồn hoa vẫn nín thinh
Ngấm ngầm trao đổi những ân tình
Để thêm ấm áp nguồn tơ tưởng
Để bóng trời khuya bớt giật mình.
Từ đầu canh một đến canh tư
Tôi thấy trăng mơ biến hoá như
Hương khói ở đâu ngoài xứ mộng
Cứ là mỗi phút mỗi nên thơ
Ánh trăng mỏng quá không che nổi
Những vẻ xanh xao của mặt hồ
Những nét buồn buồn tơ liễu rủ
Những lời năn nỉ của hư vô.
Không gian dầy đặc toàn trăng cả
Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng
Mỗi ảnh mỗi hình thêm phiếu diễu
Nàng xa xôi quá nói nghe chăng?

34. Tiếng Vang

Trên đọt tre già trăng lưỡi liềm
Hỡi trăng hãy chặt khóm thuỳ dương
Nghiêng mình trước gió chiều lơi lả
Và chặt luôn ta đứt nỗi niềm
Lòng ta rào rạt như làn sóng
Tay ngoắc đám mây dừng lại ngay
Mây vốn hơi sương mà đọng lại
Mau bay vào cuống họng ta đây
Ta đang khao khát tình yêu thương
Cất tiếng kêu vang trong im lặng
Tiếng ca vào núi, dội quanh vùng

35. Tôi Không Muốn Gặp

Tôi hằng muốn thấy người tôi yêu
Nhơ nhởn đồi thông lúc xế chiều
Để ngực phập phồng cho gió giỡn
Đưa tay hứng lấy tình thanh cao.
Tôi thích nép mình trong cánh cửa
Hé nhìn đáng điệu của người yêu
Bước đi ngượng nghịu trên đường cái
Mỗi lúc ngang qua trước mặt lều.
Có lần trông thấy người tôi yêu
Đôi má đỏ bừng, tôi chạy theo
Tìm lấy hương thừa trong nếp gió
Thờ ơ, làn gió thoảng bay vèo.
Có lần trông thấy người tôi yêu
Tôi lại giả vờ lên mặt kiêu
Như chẳng sá gì cô gái lịch
Xa rồi, hối hận, mới nhìn theo.
Tôi cũng trông thấy người tôi yêu
Ngồi cạnh suối trong cởi yếm đào
Len lén đưa tay vốc nước rửa
Trong khi cành trúc động và xao.
Tôi không muốn gặp người tôi yêu
Có lẽ vì tôi mắc cỡ nhiều
Sắc đẹp nõn nà hay quyến luyến
Làm tôi hoa mắt nói không đều.

Đôi nét về tiểu sử nhà thơ Hàn Mạc Tử

Đôi nét về tiểu sử nhà thơ Hàn Mạc Tử
Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa. Ông cố là Phạm Chương vì liên quan đến quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con trai là Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên – Huế đổi họ Nguyễn theo họ mẹ. Sinh ra ông Nguyễn Văn Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy (con cụ Nguyễn Long, ngự y có danh thời vua Tự Đức), sinh hạ được 8 người con:
Nguyễn Bá Nhân (tức nhà thơ Mộng Châu) cũng là người dìu dắt Hàn Mặc Tử trên con đường thơ văn
Nguyễn Thị Như Lễ
Nguyễn Thị Như Nghĩa
Nguyễn Trọng Trí
Nguyễn Bá Tín (người dời mộ Hàn Mặc Tử từ Quy Hòa về Ghềnh Ráng vào ngày 13 tháng 2 năm 1959).
Nguyễn Bá Hiếu
Nguyễn Văn Hiền
Nguyễn Văn Thảo
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình khi ông Nguyễn Văn Toản đang làm Chủ sự Sở Thương Chánh Nhật Lệ – Đồng Hới; lớn lên, Hàn Mặc Tử theo cha đi nhiều nơi và theo học ở các trường Tiểu học Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Sa Kỳ (1924)… đến năm 1926, cụ thân sinh của Hàn Mặc Tử bị bệnh và mất ở Huế, Hàn Mặc Tử được mẹ cho học tiếp ở trường Pellevin – Huế. Năm 1930, Hàn Mặc Tử mới thôi học theo mẹ vào Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Gia đình ông theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phanxicô.
Hàn Mặc Tử mang vóc mình ốm yếu, tính tình hiền từ, giản dị, hiếu học và thích giao du bè bạn trong lĩnh vực văn thơ. Do cha ông là Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở, nên Hàn Mặc Tử cũng đã theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921–1923), Pellerin Huế (1926).
Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sĩ này. Ông được Phan Bội Châu giới thiệu bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo. Sau này, ông nhận một suất học bổng đi Pháp nhưng vì quá thân với Phan Bội Châu nên đành đình lại. Ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp, năm ông 21 tuổi; lúc đầu làm ở Sở Đạc Điền.
Đến Sài Gòn, ông làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận. Khi ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và ông quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người.
Theo gia đình Hàn Mặc Tử, thì vào khoảng đầu năm 1935, họ đã phát hiện những dấu hiệu của bệnh phong trên cơ thể ông. Tuy nhiên, ông cũng không quan tâm vì cho rằng nó là một chứng phong ngứa gì đó không đáng kể. Cho đến năm 1936, khi ông được xuất bản tập “Gái quê”, rồi đi Huế, Sài Gòn, Quảng Ngãi, vào Sài Gòn lần thứ hai, được bà Bút Trà cho biết đã lo xong giấy phép cho tờ Phụ nữ tân văn, quyết định mời Hàn Mặc Tử làm chủ bút, bấy giờ ông mới nghĩ đến bệnh tật của mình. Nhưng ý ông là muốn chữa cho dứt hẳn một loại bệnh thuộc loại “phong ngứa” gì đấy, để yên tâm vào Sài Gòn làm báo chứ không ngờ đến một căn bệnh nan y. Năm 1938 – 1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội. Tuy nhiên, ở bên ngoài thì không ai nghe ông rên rỉ than khóc. Ông chỉ gào thét ở trong thơ mà thôi. Trước ngày Hàn Mặc Tử vào trại phong Quy Hòa, Nguyễn Bá Tín, em ruột của nhà thơ cho biết tình trạng bệnh tật của anh mình như sau: Da anh đã khô cứng, nhưng hơi nhăn ở bàn tay, vì phải vận dụng sức khỏe để kéo các ngón khi cầm muỗng ăn cơm. Bởi vậy, trông như mang chiếc “găng” tay bằng da thô. Toàn thân khô cứng.
Cuộc đời Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định. Ông được biết đến với nhiều mối tình, với nhiều người phụ nữ khác nhau, đã để lại nhiều dấu ấn trong văn thơ của ông – có những người ông đã gặp, có những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ, và có người ông chỉ biết tên như Hoàng Cúc, Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương, Ngọc Sương, Thanh Huy, Mỹ Thiện.

Tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Hàn Mạc Tử

Các sáng tác của Hàn Mặc Tử, gồm có:
Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật)
Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời)
Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: 1. Hương thơm; 2. Mật đắng; 3. Máu cuồng và hồn điên-1938)
Xuân như ý
Thượng Thanh Khí (thơ)
Cẩm Châu Duyên
Duyên kỳ ngộ (kịch thơ-1939)
Quần tiên hội (kịch thơ, viết dở dang-1940)
Chơi Giữa Mùa Trăng (tập thơ-văn xuôi)
Ngoài ra còn có một số bài phóng sự, tạp văn, văn tế…Xem thêm chi tiết ở bên dưới.

Tuyển tập những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Hàn Mạc Tử

Gái quê (1936)
Âm thầm
Bẽn lẽn
Duyên muộn
Đời phiêu lãng
Em lấy chồng
Gái quê
Hái dâu
Lòng quê
Mất duyên
Một đêm nói chuyện với gái quê
Nắng tươi
Nhớ chăng
Nhớ nhung
Nụ cười
Quả dưa
Sượng sùng
Tiếng vang
Tình quê
Tình thu
Tôi không muốn gặp
Trái mùa
Uống trăng
Thơ điên (sau đổi thành Đau thương, 1938)
Hương thơm
Bắt chước
Cao hứng
Chuỗi cười
Đà Lạt trăng mờ
Đây thôn Vĩ Dạ
Ghen
Huyền ảo
Lưu luyến
Mơ hoa
Mùa xuân chín
Sáng trăng
Say nắng
Thi sĩ Chàm
Thời gian
Tối tân hôn
Trăng vàng trăng ngọc
Đôi ta
Những giọt lệ
Cuối thu
Đàn ngọc
Hãy nhập hồn em
Sầu vạn cổ
Trường tương tư
Mật đắng
Cuối thu
Dấu tích
Đôi ta
Gửi anh
Hãy nhập hồn em
Khói hương tan
Muôn năm sầu thảm
Những giọt lệ
Sầu vạn cổ
Máu cuồng và hồn điên
Biển hồn ta
Chơi trên trăng
Cô gái đồng trinh
Cô liêu
Hồn là ai
Một miệng trăng
Ngoài vũ trụ
Ngủ với trăng
Người ngọc
Rướm máu
Rượt trăng
Sáng láng
Say trăng
Trăng tự tử
Trút linh hồn
Trường tương tư
Ước ao
Vớt hồn
Xuân như ý
Anh điên
Ave Maria
Bến Hàn Giang
Đêm xuân cầu nguyện
Điềm lạ
Em điên
Hãy đón hồn anh
Lang thang
Nguồn thơm
Nhớ thương
Phan Thiết! Phan Thiết!
Ra đời
Say chết đêm nay
Say thơ
Ta nhớ mình xa (Một nửa trăng)
Xuân đầu tiên
Thượng thanh khí
Buồn ở đây
Cưới xuân, cưới vợ
Hương
Mơ duyên
Nhạc
Nói tiên tri
Sao, vàng sao (Đừng cho lòng bay xa)
Tài hoa
Tình hoa
Trường thọ
Ưng trăng
Vầng trăng
Cẩm châu duyên
Nỗi buồn vô duyên
Tiêu sầu
Kịch thơ
Duyên kỳ ngộ (1939)
Quần tiên hội (1940)
Khác
Biết anh
Bút thần khai
Chùa hoang
Đi thuyền
Em đau
Em sắp lấy chồng
Hồn lìa khỏi xác
Một cõi quên
Này đây lời ngọc song song
Nhớ Trường Xuyên
Nước mây
Rụng rồi
Say máu ngà
Siêu thoát
Thương
Tự thuật

Vinh danh nhà thơ Hàn Mạc Tử

Hàn Mặc Tử được biết đến là chủ soái của trường thơ loạn (Chế Lan Viên, Yến Lan, Bích Khê).
Nhiều nơi ở Việt Nam dùng tên của ông để đặt cho đường phố như:
Bà Rịa – Vũng Tàu (Đường Hàn Mạc Tử, phường 7, Vũng Tàu)
Đà Nẵng (Đường Hàn Mạc Tử, phường Thuận Phước, Hải Châu)
Đắk Lắk (Đường Hàn Mặc Tử, phường Tân An, Buôn Ma Thuột)
Huế (Đường Hàn Mạc Tử, phường Vỹ Dạ, Huế, Thừa Thiên Huế)
Nghệ An (Đường Hàn Mạc Tử, phường Trung Đô, Vinh)
Phan Thiết (con đường dẫn lên Lầu Ông Hoàng)
Quảng Bình (Đường Hàn Mặc Tử, phường Đồng Mỹ, Đồng Hới)
Thanh Hóa (Phố Hàn Mặc Tử, phường Trường Thi, Thanh Hóa)
Thành phố Hồ Chí Minh (Đường Hàn Mạc Tử, phường Số 12, Tân Bình và ở phường Tân Thành, Tân Phú), đường Nguyễn Trọng Trí, Quận Bình Tân, gần Bến xe Miền Tây.

Trên đây là đôi nét về nhà thơ Hàn Mạc Tử và những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về nhà thơ bạn nhé!

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *