Tỳ Hưu Phong Thủy – Nguồn gốc, Ý nghĩa và Cách chọn Tỳ Hưu đúng mệnh

Tỳ hưu là linh vật uy mảnh, mang lại điều thiện, tốc lành có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tỳ hưu phong thủy được mệnh danh là cát phù, sức khỏe, bình an, v.v. Là một trong những vật phẩm phong thủy được ưu chuộng và khá phổ biến các Đông Á. Vậy tỳ hưu là gì? đặc điểm, nguồn gốc, ý nghĩa của tỳ hưu phong thủy như thế nào, cách chọn tỳ hưu phong thủy đúng với mệnh, cách sử dụng tỳ hưu phong thủy đúng và hiệu quả, cũng như những cấm kỵ khi sử dụng tỳ hưu. Bài viết sau sẽ tổng hợp đến các bạn những câu trả lời cho những vấn đề trên.

Tỳ Hưu Phong Thủy là gì?
Tỳ Hưu Phong Thủy là gì?

Tỳ Hưu Phong Thủy là gì?

Tỳ Hưu cũng như Kì lân là một trong 9 con của Rồng được phân ra đực cái. Con đực là Tỳ, con cái là Hưu. Sách Thanh bại loại sao của Từ Kha đời Thanh miêu tả: “Tỳ Hưu, hình tự hổ, hoặc viết tự hùng, mao sắc hôi bạch, Liêu Đông nhân vị chi bạch hùng. Hùng giả viết Tỳ, thư giả viết hưu” (Tỳ hưu có hình dáng như con hổ, có người bảo như con gấu, lông màu tro, người Liêu Đông gọi nó là gấu trắng. Con đực là Tỳ, con cái là Hưu). Tỳ hưu trong văn hóa Trung Hoa có hai loại.

Loại thứ nhất có hai sừng, là loài mãnh thú, có tác dụng xua đuổi tà ma, từng nằm trong số sáu loài mãnh thú (Tỳ, Hưu, Hổ, Bưu, Bi, Hùng) theo Hoàng Đế đánh nhau trong cuộc chiên thần thoại với Xuy Vưu trên cánh đồng Trác Lộc.

Loại thứ hai chỉ có một sừng, bẩm sinh không có hậu môn, lại thích ăn vàng bạc mà không tiêu hóa, giống như “thần giữ của”, “thần tài” nên được mọi người trang trí trong nhà biểu thị ý nghĩa cầu tài lộc.

Tuy sở hữu ngoại hình viên mãn như vậy nhưng Tì Hưu lại mang trong mình dị tật là không có hậu môn. Do đó, sau khi sinh không bao lâu thì Tì Hưu chết. Xót thương cho phận bạc nên Ngọc Hoàng đã đưa Tì Hưu về làm linh vật thuộc nhà Trời chuyên phù hộ cho nhân gian con người về đường tài lộc

Tỳ Hưu Phong Thủy
Tỳ Hưu Phong Thủy

Truyền thuyết về Nguồn gốc Tỳ Hưu phong thủy

Truyền thuyết về Minh Thái Tổ

Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng ròng sáng chói mang vào trong cung vua. Theo thầy phong thủy tính toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, như vậy, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn.

Sau đó vua Minh Thái Tổ cho xây một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm thành, ngay tại cung tài ấy. Con linh vật ấy có mặt giống con lân đực nhưng lại có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm. Con vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc, đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ăn vào không bị thoát đi đâu, cho dù no căng bụng. Sau khi có linh vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy. Sau đó, vua cho tạc tượng con linh vật trên bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài môn”. Từ đấy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có.

Truyền thuyết về Nguồn gốc Tỳ Hưu phong thủy
Truyền thuyết về Nguồn gốc Tỳ Hưu phong thủy

Khi nhà Mãn Thanh lên ngôi vua, họ vẫn rất tin vào sự mầu nhiệm của con vật linh kia và đặt tên cho nó là con Kỳ Hưu hay cũng gọi là Tỳ Hưu. Nhà Thanh cho tạc nhiều tượng con Tỳ Hưu đặt tại cung vua và hoàng hậu. Các cung công chúa, hoàng tử đều không được đặt con Tỳ Hưu. Các quan càng không được dùng cho nhà mình, bởi quan không được giàu hơn vua. Thời ấy, ai dùng thứ gì giống vua dùng là phạm thượng. Nhưng với sự linh nghiệm của con vật này khiến các quan lại lén lút tạc tượng con Tỳ Hưu đặt trong phòng kín, ngay cung tài nhà mình để “dẫn tiền vào nhà”. Muốn tạc tượng phải gọi thợ điêu khắc và thế là thợ điêu khắc cũng tự tạc cho mình một con để trong buồng kín, cầu tài. Cứ thế, các đời sau, con, cháu thợ khắc ngọc cũng biết sự linh nghiệm ấy mà tạc tượng Tỳ Hưu để trong nhà, cầu may.

Tại sao Tỳ Hưu tạc bằng các loại đá quý tự nhiên thì mới linh? Người Hồng Kông quan niệm rằng chữ Vương (王) có một dấu chấm (.) thành chữ Ngọc (玉), nghĩa là ai dùng ngọc là người vương giả, giàu sang. Do vậy phải tạc bằng ngọc quý thì mới linh nghiệm mà ngọc tự nhiên thì mới quý.

Truyền thuyết Tỳ Hưu với Hoà Thân

Thiếu thời nhà Hòa Thân rất nghèo, nghèo đến nỗi không có đủ 10 lượng bạc nộp cho quan để xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại. Nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lạng bạc mà Hòa Thân có cơ hội bước vào quan trường. Thời vua Càn Long, Hòa Thân là nhân vật “dưới một người trên triệu triệu người” (Trong phim “Tể Tướng lưng gù hoặc Lưu gù (Lưu Dung)” chúng ta đã biết về nhân vật Hòa Thân). Ngân khố nhà vua ngày càng vơi mà nhà Hòa Thân ngày càng giàu với câu nói nổi tiếng “Những gì nhà vua có thì Hoà Thân có, còn những gì Hoà Thân có thì vua chưa chắc đã có”. Đến khi Hòa Thân bị giết quan quân đã tá hỏa khi thấy tài sản Hòa Thân bị tịch thu nhiều gấp 10 lần ngân khố nhà vua đang có. Hòa Thân có 2 vật trấn trạch được cất giấu trong hòn giả sơn trước nhà đó là con Tỳ Hưu và chữ Phúc do chính vua Khang Hy viết tặng bà nội, nhân ngày mừng thượng thọ. Khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan mới phát hiện trong núi đá ấy có con Tỳ Hưu, mà con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn Tỳ Hưu của vua. Ngọc để tạc con Tỳ Hưu của Hoà Thân là NGỌC PHỈ THÚY xanh lý mát rượi, trong khi vua chỉ dám tạc bằng BẠCH NGỌC. Bụng và mông con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn bụng, mông con Tỳ Hưu của vua và như thế khiến Hòa Thân nhiều vàng bạc hơn vua. Sau khi tịch thu con Tỳ Hưu, nhà vua không thể tịch thu chữ “Phúc” kia được bởi chữ Phúc đã được gắn chết vào đá hồng ngọc; nếu đập đá ra lấy chữ thì đá sẽ vỡ, như thế thì phúc tan. Mà chữ thì do vua Khang Hy viết nên không ai dám phạm thượng. Thế là đành để “Phúc” lại cho nhà Hòa Thân, có lẽ vì thế nên dù phạm nhiều tội tày đình nhưng Hòa Thân chỉ chết một mình, thay vì phải bị tru di tam tộc.

Đặc điểm và ý nghĩa Tỳ Hưu phong thủy

Đặc điểm của Tỳ Hưu Phong Thủy

Tỳ Hưu là linh vật không có hậu môn, nếu chẳng may bạn mua một con Tỳ Hưu có hậu môn thì lý do rất đơn giản duyên của bạn và sự giàu có chưa đến. Bởi lẽ người bán hàng thỉnh thoảng vẫn đục một lỗ nhỏ ở vị trí hậu môn của con Tỳ Hưu và trộn chung vào số những con Tỳ Hưu khác. Họ không chỉ khiếm khuyết ấy cho người mua bao giờ, để chứng minh rằng không phải cứ ai muốn giàu là được giàu. Như vậy, nếu người bào mua phải Tỳ Hưu có hậu môn thì bạn làm ăn khá giả nhưng bạn không giữ được của.

Đặc điểm và ý nghĩa Tỳ Hưu phong thủy
Đặc điểm và ý nghĩa Tỳ Hưu phong thủy

Tỳ Hưu có sừng (loại này có sừng dài nhất trong các loại hình dáng Tỳ Hưu), có cánh, mông nhỏng cao, thuôn là những đặc điểm về hình dáng mà con Tỳ Hưu có tác dụng giúp bạn phát triển về sự nghiệp công danh.

Muốn cầu sức khỏe, bình an thì tuyệt nhất và tròn trịa nhất đó là con Tỳ Hưu phải có chòm râu càng dài càng tốt, có cái bụng to và mông tròn căng, có sừng (không cần sừng dài như công danh, nhưng phải có sừng) và có cánh. Ngoài ra, màu sắc của Tỳ Hưu cũng là một yếu tố mang tài lộc khác nhau cho bạn:

  • Tỳ Hưu màu đen có tác dụng chiêu tài, phát lộc.
  • Tỳ Hưu màu trắng, vàng có tác dụng bảo trợ sức khỏe, phát tài phát lộc.
  • Tỳ Hưu màu xanh có tác dụng may mắn trong công danh.
  • Tỳ Hưu màu tím, hồng có tác dụng mang đến hạnh phúc gia đình.

Nếu có điều kiện bạn có thể thỉnh bộ 4 ông Tỳ Hưu hoặc 3 ông để có được đầy đủ tác dụng mà Tỳ Hưu mang lại cho gia đình. Mặt khác, Tỳ Hưu vừa là linh vật phong thủy số 1 về tài lộc, Tỳ Hưu còn có tác dụng hóa giải khí xấu, trừ vận xấu ngoài ra nếu bạn dùng

Hai ông Tỳ Hưu sẽ có tác dụng hóa giải sao phi tinh ngũ hoàng đại sát (Ví dụ: năm 2012 nhà cửa chính là Đông Nam thì phạm ngũ hoàng đại sát làm cho gia đình bất hòa, trong gia đình có người ốm đau, bệnh tật, công việc làm ăn không thuận lợi)

Ba ông Tỳ Hưu sẽ có tác dụng hóa giải tam sát (sát Bắc, sát Nam, sát Tây, sát Đông ) khi phạm tam sát sẽ khiến gia đình, công việc, sức khỏe, làm ăn sa sút …

Ý nghĩa của Tỳ Hưu Phong Thủy

Ý nghĩa của Tỳ Hưu Phong Thủy
Ý nghĩa của Tỳ Hưu Phong Thủy

Tương truyền rằng Tỳ Hưu có tới hai loại, khác nhau từ ngoại hình cho tới tên gọi và ý nghĩa. Cụ thể đó là:

  • Tỳ Hưu Thiên Lộc: Mang ngoại hình uy phong, đầu mang hai sừng, miệng rộng và phần bụng khá to. Thức ăn ưa thích của chúng là vàng, bạc, châu báu nên con người tin rằng Tỳ Hưu Thiên Lộc có sức mạnh và ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ của cải, giúp gia chủ thịnh vượng và giàu sang hơn.
  • Tỳ Hưu Tịch Tà: Khác với Tỳ Hưu Thiên Lộc, Tỳ Hưu Tịch Tà trên đầu chỉ có một sừng và vẻ bề ngoài trông có vẻ dữ tợn hơn, phần miệng luôn há rộng. Theo truyền thuyết, Tỳ Hưu Tịch Tà sẽ sử dụng phần sừng sắc bén của mình để tiêu diệt những yêu ma đến gần, chúng hút sinh khí của yêu ma tạo thành năng lượng cho bản thân. Tỳ Hưu Tịch Tà được xem như linh vật phong thủy tốt nhất có tác dụng ngăn ngừa tà ma, giúp gia chủ bình an và yên lành hơn trong cuộc sống.

Cách chọn Tỳ Hưu phong thủy

Trong sự tương quan giữa Ngũ hành, mỗi bản mệnh lại có những sự tương sinh tương khắc khác nhau, Vì vậy, để tránh đem lại vận hạn cho mình, bạn cũng nên chú ý đến cách chọn màu sắc theo bản mệnh.

Cách chọn Tỳ Hưu phong thủy
Cách chọn Tỳ Hưu phong thủy
  • Mệnh Kim: Theo phong thủy Ngũ hành, mệnh Kim hợp với những màu như trắng, vàng, nâu, nâu đất,…. Trắng đại diện cho mệnh Kim, vàng, nâu, nâu đất thuộc hành Thổ, mà Thổ sinh Kim vì vậy, mệnh Kim rất thích hợp khi mang những màu này. Khi chọn trang sức Tỳ Hưu, những người mệnh Kim cũng nên chọn Tỳ Hưu được làm bằng đá, bạch ngọc, hoặc những loại đá có màu vàng, nâu. Tránh chọn màu hồng, đỏ.
  • Mệnh Mộc: Những người mệnh Mộc nên chọn Tỳ Hưu có màu xanh dương và màu xanh lá. Vì đây là những màu tương sinh tương hợp với người mệnh Mộc. Có thể chọn Tỳ Hưu làm bằng ngọc xanh, hoặc đá có màu xanh. tránh chọn màu trắng, vàng, đây là những màu thuộc hành Kim, sẽ khắc Mộc.
  • Mệnh Thủy: Tương sinh với người mệnh Thủy là màu trắng, bạc, 2 màu này thuộc hành Kim mà trong Ngũ hành thì Kim sinh Thủy. Ngoài ra, người mệnh Thủy có thể chọn trang sức Tỳ Hưu được tạc bằng đá, ngọc có màu đen, xanh lam, xanh sapphire,…. Tránh chọn Tỳ Hưu có màu nâu, vàng, nâu đất,..
  • Mệnh Hỏa: Vì Mộc sinh Hỏa, nên vì vậy những màu sắc thuộc hành Mộc như xanh lá cây sẽ là tương sinh với người mệnh Hỏa. Những màu Đỏ, tím, hồng, cam,…. cũng là màu tương hợp với những người mệnh này. Người mệnh Hỏa cần tránh chọn Tỳ Hưu có màu anh lam, trắng, đen,.. vì đây là những màu thuộc hành Thủy, là màu tối kị với những người mệnh Hỏa.
  • Mệnh Thổ: Đỏ, tím, cam, hồng,.. sẽ là những màu đem lại cực nhiều may mắn cho người mệnh Thổ, vì đây là những màu thuộc hành Hỏa, mà Hỏa thì sinh Thổ. Bên cạnh đó, những màu tương hợp với Thổ như vàng, nâu, nâu đất, cũng hỗ trợ khá nhiều cho vận khí những người thuộc mệnh này. Những người mệnh Hỏa nên tránh chọn mua trang sức Tỳ Hưu có màu xanh lá cây, xanh cốm,.. vì Mộc khắc Thổ.

Cách sử dụng Tỳ Hưu phong thủy đúng cách

Cách sử dụng Tỳ Hưu phong thủy đúng cách
Cách sử dụng Tỳ Hưu phong thủy đúng cách
  • Khi đã đeo trang sức, tuyệt đối, không để người khác sờ vào mông, bụng, sừng, răng, mắt, của Tỳ Hưu, điều này ảnh hưởng không tốt đến Tỳ Hưu, dễ làm rơi rớt, mất tài lộc, vận khí giảm.
  • Nên tháo Tỳ Hưu khi đi ngủ hoặc vệ sinh cá nhân.
  • Buổi tối về nhà, nên vỗ bụng để Tỳ Hưu nhả tiền bạc, tài lộc
  • Khi đeo nên để Tỳ Hưu hướng đầu về mình, tránh để Tỳ Hưu quay mông về phía chủ nhân.
  • Không nên tặng Tỳ Hưu đã sử dụng cho người khác
  • Không nên để Tỳ Hưu làm trang sức lắc chân.
  • Không nên để Tỳ Hưu rơi xuống những nơi tối tăn, bẩn thỉu.

Tuy Tỳ Hưu là linh vật đại cát, tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng không nên sử dụng Tỳ Hưu tránh rước vận hạn vào bản thân:

  • Những người khí nhược: Tỳ Hưu là loại thú uy mãnh, những người khí nhược đeo vào không những không trấn áp được, mà lại còn bị Tỳ Hưu trấn áp lại, đều này là không tốt, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ.
  • Phụ nữ mang thai cũng không nên đeo Tỳ Hưu. Tuy Tỳ Hưu có thể trừ tà, xua đuổi âm khí, tuy nhiên, bản thân nó cũng mang sát khi, đem lại điềm không tốt với thai nhi.
  • Những người tuổi Tuất, Dần, Mão đều không thích hợp đeo Tỳ Hưu. Tương truyền rằng, Tỳ Hưu là con thứ 9 của Rồng, mà dân gian thì có câu “Long tranh Hổ đấu”, nên Tỳ Hưu không thích hợp với người tuổi Dần. bên cạnh đó, tuổi Tuất và tuổi Mão cũng không hợp với tuổi Rồng, nên những người thuộc hai con giáp này cũng lưu ý khi chọn Tỳ Hưu.
  • Những người mắc bệnh về tiêu hóa, hay hoặc phụ nữ đến kì kinh nguyệt đều nên tránh đeo Tỳ Hưu. Vì Tỳ Hưu là linh vật không có hậu môn, vì vậy cũng không có chức năng đào thải, những người mắc bệnh tiêu hóa khi đeo Tỳ Hưu chỉ làm bệnh thêm trầm trọng.

Những cấm kỵ khi sử dụng Tỳ Hưu

Những cấm kỵ khi sử dụng Tỳ Hưu
Những cấm kỵ khi sử dụng Tỳ Hưu
  • Những người khí nhược, chứng khí hư thì không thích hợp đeo tỳ hưu vì tỳ hưu thuộc loại thụy thú uy mãnh, người yếu nhược đeo sẽ không thể trấn áp được mà còn bị tỳ hưu trấn áp lại, rất không tốt. Đặc biệt là đối với người già, trẻ nhỏ thì càng cần tránh.
  • Phụ nữ mang thai không thích hợp đeo tỳ hưu vì dù là cát thú nhưng nó cũng mang sát khí, có thể tránh ma đuổi quỷ nhưng tự thân cũng mang lại điềm không lành nên dễ làm hại tới thai nhi trong bụng.
  • Những người cầm tinh Tuất, Dần, Mão đều không thích hợp để đeo tỳ hưu bên mình. Tỳ hưu là con trai thứ 9 của rồng mà từ xưa đến nay đều truyền rằng long tranh hổ đấu, người tuổi Dần mang tỳ hưu thì là hai hùng tranh đoạt, mầm mống của tai vạ. Còn rồng và Tuất, Mão thì dễ tương khắc nên cũng tránh.
  • Phụ nữ đến kì kinh nguyệt không nên mang tỳ hưu vì thời điểm này, trong cơ thể có sự bài trừ mà tỳ hưu lại chỉ vào không ra. Theo phong thủy, tốt nhất là không mang tỳ hưu bên mình để tránh ứ lại máu huyết xấu trong mình.
  • Người bị bệnh táo bón, đại tràng hoặc hệ tiêu hóa, bài tiết kém thì tránh dùng tỳ hưu vì linh thú này nuốt vạn vật mà không đào thải, mang theo thì bệnh tình càng trầm trọng hơn.
  • Người làm điều xấu, vi phạm pháp luật đừng nên ham hố mà đeo tỳ hưu vì đây là linh thú hộ chủ, người tốt đeo lên thì càng tốt, người xấu mà dùng chỉ càng xấu, thêm đồi bại, không thể quay đầu. Nếu còn muốn làm lại cuộc đời thì nên dùng đồ phong thỷ khác.
  • Vợ chồng gần gũi thì không được đeo tỳ hưu phong thủy vì thần thú thích sạch sẽ, thuần khiết, phạm điều dung tục sẽ nổi giận mà gây họa. Nên khi vợ chồng thân mật thì không đeo tỳ hưu, cũng không đặt tỳ hưu trong phòng ngủ.

Kết

Trên đây là những tổng hợp từ DEAN2020 về tỳ hưu phong thủy để các bạn có thể có cái nhìn về vật phẩm phong thủy đặc biệt này. Ngoài ra, bài viết giúp bạn hiểu đúng về nguồn gốc ý nghĩa và cách sử dụng tỳ hưu phong thủy đúng cách. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hưu ích đến các bạn!

Related Posts

2 Comments

  1. Mình được biết đến một cách chọn vòng đá phong thủy cao cấp nhất là
    chọn vòng đá phong thủy theo dụng thần . Bạn biết cách chọn vòng đá phong thủy dựa vào lá số bát tự chứ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *