Khóa cửa tròn – Cấu tạo và Cách chọn mua khóa cửa tròn

Hiện nay khóa cửa tròn hay khóa tay nắm tròn có lẽ không còn xa lạ với nhiều người, loại khóa cửa này được người dùng ưa chuộng bởi nó có thiết kế khá đơn giản và vô cùng tiện lợi. Vậy thì khóa của tròn có những đặc điểm gì? Những tiêu chí để lựa chọn cửa khóa tròn là gì? Hãy cùng dean2020.edu.vn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Khóa cửa tròn là gì?
Khóa cửa tròn là gì?

Khóa cửa tròn là gì?

Khóa cửa tròn là loại khóa có một đầu là nút bấm để khóa (thường được lắp phía bên trong), một đầu có ổ khóa để cắm chìa. Loại này thường dùng cho các cửa thông phòng, phòng ngủ, phòng tắm,..

Phân loại khóa cửa tròn

Phân loại khóa cửa tròn
Phân loại khóa cửa tròn

Khóa nắm tròn thường có các loại:

  • Loại có 2 đầu trơn: thường dùng cho phòng của trẻ em.
  • Loại một đầu là nút bấm để khóa, một đầu xanh đỏ để chỉ thị đóng mở và có rảnh nhỏ để mở khóa bằng tuavit hoặc dao trong trường hợp khẩn cấp.
  • Loại có một đầu chìa (thường có 3 chìa), một đầu là nút bấm dùng cho cửa thông phòng.
  • Loại có 2 đầu chìa thường dùng cho của chính, cửa ra vào.

Các bộ phận chính của khóa cửa tròn

Các bộ phận chính của khóa tay nắm tròn
Các bộ phận chính của khóa tay nắm tròn

Khóa tay nắm tròn có cấu tạo khá đơn giản gồm 3 bộ phận chính bao gồm:

Tay nắm khóa

Hai tay nắm dạng quả đấm tròn là tay nắm trong và tay nắm ngoài. Tay nắm của khóa tay nắm tròn được làm bằng inox, thép không gỉ, hoặc các chất liệu khác như gỗ, nhựa, giả đá… hoặc kết hợp nhiều các chất liệu trên. Tay nắm có thể được trang trí với các hoa văn họa tiết, màu sắc đa dạng

Thân khóa

Thân khóa là bộ phận nằm trọn trong khung cửa khi bộ khóa được lắp đặt, có dạng cối tròn. Thân khóa là bộ phận rất quan trọng quyết định độ bền, độ chắc chắn và an toàn của ổ khóa. Các chi tiết của thân khóa thường được làm bằng thép hoặc inox.

Backset (cụm then khóa)

Backset (cụm then khóa) là chi tiết nối từ thân khóa ra cạnh cửa. Trên backset có chốt vát có thể thò ra thụt vào khi đóng mở cửa. Backset có độ dài khác nhau tùy theo độ rộng của khung cửa, thường có kích thước từ 50mm – 127mm. (là khoảng cách từ cạnh cửa đến tâm thân khóa)

Các chi tiết phụ trong cấu tạo khóa tay nắm tròn

Các chi tiết phụ trong cấu tạo khóa tay nắm tròn
Các chi tiết phụ trong cấu tạo khóa tay nắm tròn

Ngoài ra khóa nắm tròn còn có các chi tiết phụ bao gồm:

  • Nút bấm (có thể là nút bấm hoặc núm vặn tùy thiết kế của bộ khóa) dùng để bấm vào khi muốn khóa cửa. Khi muốn mở khóa chỉ cần xoay tay nắm trong là nút bấm tự nảy ra và ổ khóa ở trạng thái mở.
  • Nắp ốp (mặt ốp) có dạng bát tròn ốp sát vào khung cửa, thường có hoa văn họa tiết và chất liệu tương đồng với tay nắm. Nắp ốp chủ yếu có tác dụng trang trí, che đi phần thân khóa và lỗ khoét cửa.
  • Ốp hãm trong
  • Thanh mặt đối (hay còn gọi là miếng đón khóa) gắn trên khung cửa, giữa có lỗ vuông để cho chốt vát lọt vào khi đóng cửa.
  • Ốp kim loại: đặt trong khung cửa, phía dưới của thanh mặt đố
  • Vít bắt ốp hãm, vít bắt thanh mặt đối, vít bắt ngõng khóa
  • Ngoài ra trong hộp khóa nắm tròn thường có một lẫy nhỏ đi kèm để giúp tháo lắp khóa trong quá trình lắp đặt, thay thế.

Một số chức năng cơ bản của khóa cửa tay nắm tròn

Khóa cửa dùng cho phòng sinh hoạt chung: Khóa dùng cho hành lang công cộng đi hai chiều ta nên dùng khóa hai đầu chìa, người dùng có thể vặn mở từ trong ra ngoài hoặc ngược lại. Khi cần khóa cửa lại ta có thể khóa từ bên nào cũng được, lập tức khóa sẽ cứng 2 đầu.

Một số chức năng cơ bản của khóa cửa tay nắm tròn
Một số chức năng cơ bản của khóa cửa tay nắm tròn

Khóa dùng cho phòng ngủ: Một bên chìa, một bên nhấn. Muốn khóa ta ấn nút phía sau (hoặc vặn), và muốn mở phải dùng chìa.

Khóa ban công: Khóa hạn chế đi một chiều ở những hành lang công cộng, ta nên dùng khóa dạng một đầu chìa, một đầu bít. Đầu bít mình đưa ra ngoài, đầu chìa hướng vào nhà, để kẻ trộm không thể đột nhập vào bên trong.

Khóa cửa thông phòng, massage, phòng karaoke…: Ta dùng khóa hai đầu trọc không chìa, nhằm đảm bảo an ninh bên trong và có thể mở từ bên ngoài..

Khóa cho phòng vệ sinh: Ta dùng khóa dạng tay nắm bên trong có nút nhấn, bên ngoài có một gạch ngang, chỉ khi có người bên trong mới có thể khóa cửa. Vạch ngoài có thể dùng dao hoặc vật nhỏ vặn nhẹ khi có sự cố.

Một công trình được xem là hoàn hảo chỉ khi có sự phối hợp hài hòa giữa màu sắc, kiểu dáng, chất liệu bộ khóa cửa, màu cửa cùng với nội thất sang trọng, hợp phong thủy, tạo nên một không gian ấn tượng, có những điểm nhấn riêng biệt phá cách.

Hướng dẫn sử dụng khóa tay nắm tròn

  • Khi khóa cửa: Bấm chốt phía trong, tay nắm ngoài sẽ bị khóa lại, kéo cửa vào chậm và nhẹ, then khóa sẽ tự chạy vào lỗ khóa trên khung cửa và khóa cửa lại.
  • Khi mở khóa : Dùng chìa vặn 45 độ về bên trái hoặc bên phải, khóa đã mở, dùng tay xoay nắm cửa để mở cửa.
Hướng dẫn sử dụng khóa tay nắm tròn
Hướng dẫn sử dụng khóa tay nắm tròn

Những lưu ý nhỏ đối với cửa khóa tròn

  • Với thao tác đóng mở như trên, then gió luôn tiếp xúc với khung cửa, do đó bạn không nên đóng mạnh vì đóng mạnh có thể sẽ làm cong then gió hoặc chốt khóa có thể dẫn đến tình trạng kẹt khóa.
  • Khóa phòng tắm, vệ sinh có thể hay bị kẹt hơn, do độ ẩm cao có thể làm biến dạng cửa, khi đóng cửa phải dùng lực lớn, dễ dẫn đến tình trạng như trên .
  • Không được để chìa trong ổ khóa trong khi đang xoay tay nắm, có nguy cơ làm bung nhíp định vị và làm sút tay nắm cửa .
  • Khoảng cách hở giữa cánh cửa và khung bao tối thiểu 3 mm, nếu nhỏ hơn dễ làm hư then gió do khoảng cách di chuyển của mặt chốt không có.
  • Khi vệ sinh khóa không nên dùng hóa chất có thể gây hỏng lớp mạ bên ngoài của khóa, không nên tạt nước vào khóa.
  • Hay kiểm tra bảo dưỡng tra dầu cho khóa (01 năm 01 lần)

Một số tiêu chí chọn lựa khóa cửa tay nắm tròn:

Chọn lựa về kiểu dáng tay nắm cửa

Về kiểu dáng tay nắm của khóa khá là phong phú và đa dạng từ những hình tròn cân xứng, đến hình đích ly ấn tượng, hay hình ống trụ, hình tròn dẹt…Tùy vào lối thiết kế riêng của mỗi công trình mà ta chọn lựa kiểu dáng sao cho hài hòa giữa bộ khóa cửa, với cửa và toàn bộ không gian kiến trúc của căn phòng.

Với những bộ cửa có cấu trúc bên trên hình vòm( vòng cung) ta nên sử dụng dạng tay nắm hình tròn cân xứng sẽ tạo nên sự kết hợp hài hòa nhất với bộ cửa.

Với những bộ cửa bao quanh là những góc vuông thì một bộ khóa tay nắm hình ly sẽ là rất ấn tượng để tạo nên điểm nhấn cho toàn bộ cửa.

Ngoài ra, còn rất nhiều những hình dáng khác của tay nắm như hình khế, hình trái lê, hình nón cụt…tùy vào phong cách thẩm mỹ của từng người mà người dùng có thể kết hợp theo ý mình thích.

Chú ý:

Tay nắm khóa tiếp xúc trực tiếp với đôi tay của người sử dụng nên dù là kiểu dáng như nào cũng nên phù hợp với lòng bàn tay,không quá to, hoặc quá nhỏ, hoặc lồi lõm quá sẽ khiến người dùng bị thương khi va chạm phải.

Chọn lựa về màu sắc, hoa văn

Màu sắc, hoa văn rất quan trọng trong việc phối màu giữa toàn bộ hệ thống cửa với tổng thể công trình. Một số màu sắc và hoa văn mà các nhà thiết kế thường lựa chọn cho công trình của mình như:

Đối với những công trình mang lối kiến trúc cổ kính, nhiều đường nét, nhiều điểm nhấn: Thì một chiếc khóa tay nắm bằng kim loại đồng giả cổ có màu sắc trầm như màu nâu cổ, xanh rêu…rất phù hợp.

Với những công trình mang đường nét hiện đại, những công trình nơi công cộng, hay những nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiễm phèn, các công trình gần biển…ta nên chọn bộ khóa tay nắm tròn làm bằng chất liệu inox màu trắng, hay bóng mờ, màu đen Graphic mang những đường nét hiện đại, mạnh mẽ.

Hay những công trình thể hiện sự sang trọng, quý phái thì những thiết kế màu vàng bóng, vàng mờ khá là thích hơp.

Ngoài ra còn một số màu khác như nâu pha rêu, nâu đen, đen rêu…tùy vào lối kiến trúc và nội thất đặc trưng mà người dùng chọn lựa sao cho phù hợp nhất.

Lựa chọn dựa trên chất liệu

Chất liệu của khóa cửa tay nắm tròn khá là đa dạng: gỗ thiên nhiên, đồng thau, sắt Atimon, Inox 201, Inox 304 , sắt sơn giả gỗ, đá thiên nhiên… Tùy theo kiến trúc của mỗi công trình, ở từng vùng miền có địa lý và khí hậu khác nhau( vùng biển, vùng núi, đồng bằng…) mà nhà thiết kế sẽ xác định nên dùng chất liệu gì cho tay nắm cửa. Để nâng cao tuổi thọ của bộ khóa cửa, và hài hòa về tính thẩm mỹ.

Một số lưu ý khi chọn chất liệu làm khóa

Chất liệu Inox: Có độ bền cao, tránh bị ăn mòn, rỉ sét: Được dùng ở các vùng biển, vùng phèn chua, hay các công trình công cộng.

Chất liệu đồng thau: Với chất liệu này người dùng có thể vô cùng an tâm về đồ bền bỉ, chắc chắn của khóa. Chất liệu là đồng nhưng mang những màu sắc khác nhau rất dễ kết hợp với nhiều lối kiến trúc.

Đá tự nhiên: Làm tăng độ tươi sáng, sang trọng, quý phái cho công trình

Gỗ tự nhiên: Mang đến cho bạn cảm giác ấm cúng của ngôi nhà, và cũng không kém phần sang trọng. Chất liệu bền đẹp, kéo dài tuổi thọ sử dụng.

Lựa chọn theo từng chức năng của cửa

Khi ta sử dụng đúng chức năng của bộ khóa cửa, người dùng sẽ cảm nhận được sự tiện lợi, an toàn, sử dụng dễ dàng hơn và khi gặp sự cố có thể nhanh chóng thoát ra ngoài theo cách nhanh nhất.

Kết.

Trên đây là những chia sẻ từ dean2020.edu.vn về chiếc khóa cửa tròn, bạn hãy nhớ rằng đừng vì những ưu điểm của nó mà bất chấp lựa chọn khóa cửa tròn cho mọi loại cửa mà hãy cân nhắc thật kỹ để lựa chọn loại khóa cửa phù hợp vừa mang lại sự tiện lợi vừa có tình thẩm mỹ cao nhé!

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *