Mẫu đơn xin vào Đảng chính xác nhất hiện nay

Khái quát chung

Đơn xin vào Đảng là gì?

Mẫu Đơn xin vào Đảng là mẫu đơn cần thiết khi đã chuẩn bị được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam. Sau khi kết thúc lớp học Cảm tình Đảng nếu có đủ các điều kiện cần thiết thì các cá nhân viết đơn xin vào Đảng để thể hiện được nguyện vọng, niềm tin cũng như mong muốn được kết nạp của mình.

 Những đối tượng được viết đơn xin vào đảng

Thực tế thì không phải ai cũng có khả năng được vào Đảng. Một người đứng trong hàng ngũ ấy phải có đầy đủ cả trí và lực cùng với lối sống đạo đức tốt. Thường đơn xin vào Đảng được viết sau khi những con người ưu tú trải qua các lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng để hiểu hơn quá trình thành lập và hoạt động của Đảng, những hạn chế trước mắt cần khắc phục sửa đổi và những ưu điểm , mục tiêu cần hướng tới trong tương lai. Sau khi có sự công nhận về quá trình học tập thì họ sẽ vinh dự khi quá trình là một Đảng viên không còn xa xôi.

Viết đơn xin vào Đảng là một cách để bạn thể hiện niềm tin của mình với Đảng với tổ quốc, sự trung thành với lí tưởng của chủ nghĩa Mác-Lenin. Đồng thời lá đơn này cũng là sự hứa hẹn của bạn về một quá trình phấn đấu trong tương lai của bản thân, góp phần xây dựng Đảng luôn trong sạch vững mạnh, hoạt động hiệu quả.

Những người thuộc những đối tượng sau sẽ có đủ điều kiện để viết đơn xin vào Đảng

1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

Những yêu cầu về nội dung khi viết đơn xin vào Đảng

Nội dung Đơn xin vào Đảng được chia thành 4 phần bao gồm: phần kính gửi, phần giới thiệu và và trình bày vắn tắt về bản thân, phần nhận thức của bản thân về điều lê Đảng Cộng sản Việt Nam và cuối cùng là lời hứa của bản thân khi được đứng trong hàng ngũ ấy.

Phần 1: Kính gửi

Phần này bao gồm 2 nội dung đó là chi uỷ và đảng uỷ. Có thể bạn chưa hiểu, chi uỷ ở đây là nơi mà giới thiệu bạn vào hàng ngũ của Đảng và cũng là nơi bạn sẽ tiến hành sinh hoạt Đảng thường kì trong mỗi tháng, hiểu một cách đơn giản đó là nhánh nhỏ nhất của hệ thống tổ chức Đảng. Chi uỷ trực thuộc quản lí của Đảng uỷ, một Đảng uỷ bao gồm nhiều chi uỷ khác nhau.

Phần 2: Sơ lược về quá trình học tập rèn luyện của bản thân

Phần chủ yếu bạn sẽ giới thiệu tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, trình độ học vấn, dân tộc, tôn giáo, các chức vụ trong chính quyền đoàn thể, đơn vị công tác, đã tham gia đoàn hay chưa,….. và cần có thêm thông tin cũng khá quan trọng đó là được chi bộ xét cảm tình Đảng khi nào.

Phần 3: Nhận thức của bản thân về điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam

Nội dung phần này cần khẳng định được tổ chức Đảng là gì? Nền tảng của Đảng Cộng sản? Bên cạnh đó, cũng cần phải nêu được mục tiêu, vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân và của tổ chức Đảng trong đời sống.

Đây là một nội dung chủ yếu và khá cốt lõi trong đơn xin vào Đảng, bạn nên tập trung chú ý viết sao cho cẩn thận cần đảm bảo nội dung đúng đắn và ngắn gọn.

Phần 4: Lời hứa của bản thân

Sau khi đã có nhận thức về Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếp theo sẽ là lời hứa sau khi được chấp nhận tham gia vào Đảng.  Lời hứa này phải có tính chân thật, trung thành tuyệt đối, luôn có sự thay đổi phát triển bản thân không ngừng để đưa Đảng ngày càng phát triển vững mạnh.

Sau cùng là phần kí của người làm đơn

Những lưu ý khi viết đơn xin vào Đảng

Đơn xin vào Đảng là một văn bản hành chính đã có mẫu sẵn, bạn nên làm theo đúng khuôn mẫu đã được phát hành.  Mẫu đơn xin khi đánh máy hoặc viết tay đều có giá trị như nhau.

Lí lịch trích ngang của bản thân phải thật chính xác và chi tiết. Nên chú ý vào phần nội dung quan trọng như phần 3 và phần 4 để có một đơn xin vào Đảng được nhiều người chú ý. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý, viết đơn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố đầy đủ, thuyết phục.

Những cơ sở để kết nạp Đảng

Cơ sở pháp lý

– Căn cứ Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;

– Căn cứ quy định số 45-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương “Quy định thi hành Điều lệ đảng”

– Căn cứ Khoản 3 của Hướng dẫn số 01-HD/BTCTW ngày 05/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương “Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng”;

– Căn cứ hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 17/5/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về “Một số vấn đề cụ thể nghiệp vụ công tác đảng viên và lập biểu thống kê cơ bản trong hệ thống tổ chức đảng”.

Thủ tục xem xét kết nạp Đảng viên

Thực hiện việc bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Người xin vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.

Nộp đơn xin vào Đảng
Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

Kê khai lý lịch của người vào Đảng
– Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

– Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

Quy trình thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

 Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

– Người vào Đảng.

– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

 Nội dung thẩm tra

– Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

– Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

 Phương pháp thẩm tra

– Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

– Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi uỷ báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.

– Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.

– Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp uỷ cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.

– Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp uỷ nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp uỷ hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng uỷ Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh ở trong nước để thẩm tra.

– Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp uỷ cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.

 Trách nhiệm của các cấp uỷ và đảng viên

– Trách nhiệm của chi bộ và Đảng uỷ nơi có người vào Đảng:

+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi uỷ chưa nhận xét và Đảng uỷ chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).

+ Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp uỷ cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp uỷ những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.

+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

Mẫu đơn xin vào Đảng chính xác nhất hiện nay

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Hà Nội, ngày        tháng        năm 2018

ĐƠN XIN VÀO ĐẢNG

Kính gửi: Chi uỷ:……………………………………………………………………………………………………………………

Đảng uỷ:………………………………………………………………………………………………………………………………

Tôi là:……………………………………………………………………………… sinh ngày……..tháng………năm…………

Nơi sinh:………………………………………………………………………………………………………………………………

Quê quán:……………………………………………………………………………………………………………………………..

Dân tộc:…………………………………………………………………. Tôn giáo…………………………………………………

Trình độ học vấn:……………………………………………………………………………………………………………………

Nơi ở hiện nay:………………………………………………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………………………………………………………

Đơn vị công tác:……………………………………………………………………………………………………………………..

Chức vụ chính quyền, đoàn thể:……………………………………………………………………………………………….

Vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày……..tháng…….năm……….tại……………………………..

Được chi bộ xét là cảm tình Đảng ngày……….tháng…………năm……..tại chi bộ……………………………….

Qua nghiên cứu Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; được sự giáo dục, bồi dưỡng của chi bộ và của Đoàn (nếu có) tôi đã nhận thức được:

– Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của Giai cấp Công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của Giai cấp Công nhân, nhân dân lao động và của cả Dân tộc Việt Nam.

– Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

– Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng là Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Đảng là tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng.

– Vai trò, trách nhiệm của Đảng là cầm quyền trong hệ thống chính trị và trong mối quan hệ mật thiết với nhân dân.

– Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân toàn thế giới.

– Đảng cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng.

* Nếu được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi xin hứa:

  1. Tuyệt đối trung thành với đường lối lãnh đạo của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
  2. Luôn có tinh thần Quốc tế Vô sản trong sáng, cao quý, Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết.
  3. Luôn học tập để nâng cao trình độ, luôn dựa vào quần chúng, đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn.
  4. Luôn luôn đấu tranh, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa cá nhân, bè phái và những kẻ cơ hội mượn danh Đảng để làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng trong lòng quần chúng.

Tôi nguyện trung thành với lý tưởng và mục tiêu cách mạng của Đảng, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

……………, ngày…….tháng…….năm 20……

NGƯỜI LÀM ĐƠN

          (Ký và ghi rõ họ và  tên)

Tải mấu đơn xin vào Đảng tại : Don xin vao dang (1)

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *