Tranh sơn dầu – Bộ sưu tập tranh sơn dầu đẹp nhất mọi thời đại

Tranh sơn dầu là dòng tranh nghệ thuật rất nổi tiếng và rất được ưa chuộng từ xưa đến nay. Tranh sơn dầu có trị giá rất cao và được trưng bày tại các bảo tàng. Để hiểu hơn về giá trị cũng như tìm hiểu rỏ hơn về tranh sơn dầu, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Khái quát về tranh sơn dầu

Tranh sơn dầu là gì?

Tranh sơn dầu là một loại họa phẩm được làm từ sắc tố (pigment), thường dưới dạng bột khô được nghiền kĩ với dầu lanh (cây gai), dầu óc chó, dầu cây rum hay dầu cù túc. Tuy nhiên, việc chế màu đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn để tránh pha trộn, gây những phản ứng hóa học giữa các chất màu bởi sắc tố có thể là nguyên liệu khoáng, nguyên liệu hữu cơ hoặc nguyên liệu hóa học. Sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh (dễ dàng phủ kín lớp sơn khác ở dưới, trừ các màu có tính đặc biệt). Cũng có lúc người ta dùng từ màu dầu thay cho từ sơn dầu để chỉ chất liệu dùng trong tác phẩm hội họa.

Lịch sử tranh sơn dầu

Ngay từ xa xưa, khi con người có suy nghĩ vẽ tranh đã chú ý tìm kiếm những vật liệu, chất liệu tốt màu sắc đẹp để vẽ tranh. Từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng màu trộn với dầu để vẽ tranh, tuy nhiên chất liệu lúc này còn rất thô sơ, màu chưa tươi mới, vẫn còn nhiều hạn chế.

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, sơn dầu được sử dụng đầu tiên là do các họa sĩ Trung Quốc và Ấn Độ dùng để vẽ những bức tranh Phật Giáo, tranh được tìm thấy ở phía tây Afghanistan vào khoảng giữa thế kỉ thứ V và thế kỉ X, nhưng phải đến thế kỉ XV khi được du nhập vào châu Âu thì tranh sơn dầu mới trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, thành công lớn trong việc hoàn thiện tranh sơn dầu là vào những năm 1390-1441, anh em họa sĩ Van Eyck đã phát triển kỹ thuật tranh sơn dầu, tạo ra những màu sắc tươi mới, trong trẻo, có độ bền đẹp, không thấm nước, chịu được thử thách của thời gian. Nhờ đó, sơn dầu bắt đầu được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên thế giới. Việc cải thiện chất lượng vật liệu, màu sắc tranh sơn dầu có thể coi là cuộc cách mạng kỹ thuật giúp nâng cao nghệ thuật vẽ tranh, đưa nhiều người biết đến tranh sơn dầu.

Chất liệu tranh sơn dầu

Trải qua mỗi thời kỳ khác nhau, chất lượng tranh sơn dầu cũng thay đổi. Chất lượng được cải tiến ngày một tốt hơn. Dưới đây là chất liệu nền tranh sơn dầu được sử dụng qua từng giai đoạn.

1. Nền gesso truyền thống trên ván gỗ

Bức tranh sơn dầu đầu tiên được phát hiện là bức tranh phật giáo được các họa sỹ Ấn Độ và Trung Quốc tạo nên vào thế kỉ V-IX trên tường hang đá tại Bamyian phía tây Afghanistan. Trải qua hàng trăm năm, hội họa tranh sơn dầu mới lại được tái phát hiện tại châu Âu. Anh em họa sỹ Jan Van Eyck vào thế kỷ XIV-XV đã nghiên cứu ra cách dùng dầu lanh làm dầu để tạo ra bột màu và phát triển kỹ thuật vẽ trên ván gỗ. Từ đó vẽ tranh trên nền ván gỗ ra đời, dần được lan rộng và phát triển đến bây giờ.

Ván gỗ (wood panel) khi làm ra sẽ được gia cố nẹp đằng sau để tránh tác động từ bên ngoài gây cong vênh ảnh hưởng tới chất lượng của tranh, tiếp tục được đánh nhẵn và phẳng, sau đó sẽ được dán kín (seizing) bằng một lớp keo da thỏ (rabbit-skin glue,). Khi Keo da thỏ đã khô cứng sẽ có tác dụng như một lớp cách ly giúp ngăn dầu lanh thấm vào ván gỗ. Người ta bồi (priming) trên ván khô vài lượt dung dịch keo da thỏ pha với phấn trắng (CaCO3) để làm nền. Ở nước Ý, người ta thường dùng gesso để bồi nền. Các họa sỹ người Ý thường dùng ván gỗ sồi dày và nhẵn còn các họa sỹ vùng Địa Trung Hải thường sử dụng loại gỗ thích, bạch dương nhẹ làm nền, chính vì vậy nề gesso của người Ý thường dày hơn nền keo phấn của họa sỹ Bắc Âu.

Gesso có nghĩa là vữa (trong tiếng Ý), theo nguồn gốc Hi Lạp là gypsum tức thạch cao. Gesso là hợp chất lỏng gồm phấn và thạch cao công thức hóa học là calcium sulphate dehydrate (CaSO4.2H2O), trắng chì công thức hóa học là carbonate chì (PbCO3), và chất kết dính là keo da thỏ. Vì đặc tính của thạch cao khá giòn, cứng điều này sẽ khiến nền gesso bị giòn, dễ nứt, vỡ vì vậy sau này người ta đã bỏ thạch cao, nhưng vẫn giữ tên gesso. Sau khi nền gesso đã khô sẽ được đánh nhẵn như mặt đá. Từ thế kỷ XIV-XV các nhà họa sỹ Jan Van Eyck, Hans Memling,… sẽ phủ một lớp sơn mỏng gọi là imprimatur lên tranh sơn dầu thường gồm trắng chì pha loãng với màu đất nâu, vàng đất, đỏ, đen,… và dầu thông (turpentine).

Chất Imprimatur sẽ giúp ngăn sơn thấm vào nền gesso, nếu không dùng Imprimatur sơn sẽ ngấm vào nền khiến mặt sơn bóng không đều, ảnh hưởng tới màu sắc chất lượng của sơn. Ngoài ra, lớp imprimatura còn giúp tạo ra một hòa sắc chung cho toàn bố cục bức tranh. Sau đó các hoạ sĩ sẽ vẽ lót bằng tempera là hỗn hợp màu nghiền với lòng đỏ trứng gà, rồi vẽ các lớp sơn dầu đè lên trên. Gesso và sơn dầu sau khi khô sẽ trở nên rất cứng và giòn, vì vậy vật liệu đỡ phải cứng như ván gỗ, kim loại,… để khuôn tranh không biến dạng, nứt gãy, hỏng màu sơn.

Keo da thỏ tốt sẽ được sản xuất, điều chế từ da thỏ tươi, chưa hề bốc mùi. Da thỏ sẽ được thuộc để tách keo. Keo này được điều chế trong một buồng sấy và phun thành hạt mịn. Theo phép thử của Bloom, keo da thỏ loại tốt có thề chịu được vật thử có đường kính khoảng 12.5 cm nặng khoảng 500 gr, có thể làm làm lún xuống tới 4 mm mà bề mặt keo không bị nứt, vỡ đây được gọi là có sức Bloom bằng 500. Keo da thông thường chỉ có sức Bloom chưa tới 400. Theo nghiên cứu, sức Bloom càng thấp keo đông càng chậm và lực co càng mạnh, khi dán canvas mà sử dụng keo có sức Bloom thấp thì khi khô, keo có thể co lại kéo gãy khung căng canvas, làm hỏng tranh. Ngoài keo con thỏ thì vẫn có thể sử dụng một số keo động vật khác như keo da ngựa, keo da lừa, keo da trâu, keo da bò, keo xương động vật,… để thay thế tuy nhiên chất lượng không tốt bằng keo da thỏ.

2. Nền sơn trên kim loại

Trước thế kỉ XIV vật liệu được dùng để làm nền tranh sơn dầu thường là các loại gỗ sồi, bạch đàn, liễu,… Tuy nhiên, từ thế kỉ XIV kim loại đã được sử dụng dần dần thay thể nền gỗ và được ưa chuộng sử dụng. Trải qua thời gian dài, một số tranh sơn dầu vẽ trên đồng vẫn trường tồn đến tận ngày nay. Có thể chọn các tấm đồng dày độ 1 mm để in. Sau khi in, tấm đồng cần được dán bằng keo epoxy lên một ván gỗ ép để giữ cho khung khỏi biến dạng. Vì bên dưới là ván gỗ nên cần phủ varnish tất cả các phía để chống ẩm, chống rỉ tấm kim loại. Nền gồm hợp chất trắng chì pha với nâu đất, vàng ochre và đen. Sau đó dùng lòng bàn tay xoa sơn lên mặt tấm đồng nên đeo găng tay trước khi làm để ngăn hóa chất ăn mòn da tay. Sau đó nên để 1-3 tháng cho sơn hoàn toàn khô, thì cần đánh giấy ráp mịn tẩm dầu. Vì bụi trắng trì rất độc nên không được sử dụng giấy ráp khô để đánh.

3. Nền sơn trên canvas

Đối với các tranh sơn dầu làm từ vật liệu gỗ, kim loại khi làm tranh rất khó để tranh không cong vênh khi làm kích thước lớn, trong quá trình di chuyển cũng gặp nhiều bất tiện, cồng kềnh, dễ vỡ,….Nhận thấy sự bất tiện này, sang thế kỷ XV – XVI, các họa sĩ đã chuyển dần sang dùng vải thay ván gỗ, kim loại để vẽ các tranh kích thước lớn.

Đa số các họa sĩ Phục Hưng và Baroque vẽ tranh sơn dầu trên vải gai dầu (hemp). Cây gai dầu theo tiếng Hy Lạp là cannabis, tiếng Pháp cổ là chanevas (vải thô dệt bằng gai), còn theo tiếng Anh cổ là canevaz. Vì vậy tiếng Anh ngày nay gọi vải vẽ là canvas. Cây gai dầu đã được con người trồng từ hơn 10 ngàn năm trước. Hiện nay nước trồng nhiều gai dầu nhất trên thế giới là Trung Quốc ( chiếm khoảng 80% tổng sản lượng gai dầu trên thế giới) và cây gai dầu đã xuất hiện tại Trung Quốc từ 8 ngàn năm trước. Từ năm 1950 Hoa Kỳ cấm trồng gai dầu vì gai dầu còn là nguyên liệu chế ra cần sa, nhưng vẫn cho phép nhập khẩu nguyên liệu. Sợi gai dầu có đường kính khoảng 16 – 50 micron, dài 100 – 200 cm, đây là một trong những loại sợi vải tự nhiên dai nhất và bền nhất, ngăn được tia cực tím, không bị nấm mốc.

Sang thế kỷ XVIII, tranh sơn dầu từ vải gai dầu dần dần được thay thế cho vải dệt bằng sợi lanh. Đến thế kỷ XIX, các họa sĩ chuyển sang vẽ chủ yếu trên vải lanh. Sợi lanh có chiều dài từ 15 – 100 cm, đường kính 11 – 20 micron, rất dai và không bị nhiễm khuẩn.

Sang thế kỷ XX, vải bông được thay thế sử dụng làm canvas (cotton canvas) vì vải bông rẻ hơn vải lanh, và được sản xuất nhiều. Sợi bông rất mỏng, chỉ dài tới 6 cm, vải bông nhẵn hơn, không có bề mặt ráp như lanh hay gai dầu. Chất liệu vải bông không bền bằng vải lanh hay vải gai dầu, hút ẩm mạnh, độ ẩm càng cao thì càng yếu, co giãn nhiều, dễ bị hư hại trong môi trường axit, nếu bảo quản không tốt dễ bị ẩm mốc, mục tranh, và không chống tia cực tím.

Loại Canvas chất lượng kém nhất là được dệt từ sợi đay (jute), vừa thưa vừa yếu, thường chỉ nên dùng cho các bài tập vẽ, không nên vẽ làm quà tặng, vật kỉ niệm.

Ngày nay công nghệ phát triển, còn có thể tạo ra canvas dệt từ sợi tổng hợp polyester. Canvas loại này thường được dệt rất chặt, mặt vải mềm mượt, trơn nhẵn. Theo các nhà sản xuất, canvas sợi tổng hợp có độ bền và trường tồn hơn canvas vải lanh và vải bông, không bị vi khuẩn làm nấm mốc, không bị độ ẩm, nhiệt độ, ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng tới chất lượng. Tuy nhiên nhiều họa sĩ vẫn e ngại sử dụng canvas sợi tổng hợp vì cho là “rẻ tiền” không phù hợp với nghệ thuật họ hướng đến.

4. Nền sơn alkyd

Vào thế kỷ XX, hai sáng chế quan trọng nhất trong vật liệu sơn dầu là nền sơn Alkyd và sơn Acrylic. Alkyd là hợp chất hữu cơ được điều chế từ nhựa polyester hòa với axit béo và một số chất khác.

Nền sơn alkyd có nhiều điểm giống với nền sơn dầu, nhưng khô nhanh hơn sơn dầu rất nhiều khoảng một ngày đêm là khô, ít ngả vàng hơn, độ bền cao. Nền sơn alkyd cũng giống các nền sơn khác vẫn cần được bồi lên canvas đã được dán bằng keo da. Theo thời gian, nền sơn alkyd cũng trở nên giòn, nứt vỡ, hiện tượng mốc mặt cũng sẽ sảy ra.

Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu

Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu truyền thống thường bắt đầu với việc người họa sĩ dùng than chì hoặc màu mỏng phác họa lên toan vẽ. Bột màu thường được trộn với dầu hạt lanh, khoáng chất hoặc các chất dung môi khác. Cách này để pha loãng, tăng hoặc giảm thời gian khô màu. (Dung môi có thể hòa tan sơn dầu nên cũng được dùng làm chất tẩy rửa dụng cụ vẽ).

Một nguyên tắc cơ bản của vẽ tranh sơn dầu lúc đó là lớp màu bên trên cần chứa nhiều dầu hơn lớp màu bên dưới. Điều này là để các lớp màu được khô đều, nếu không áp dụng điều này, bức tranh sẽ có thể bị vỡ và bong.

Yếu tố quyết định sự ổn định và bền chắc của bức tranh chính là chất lượng và loại dầu. Có nhiều chất hỗ trợ khác có thể được pha cùng với sơn dầu như sáp lạnh, nhựa cây và véc ni. Những chất bổ trợ này giúp các họa sĩ điều chỉnh độ mờ, độ bóng, độ đậm đặc. Nó cũng tăng khả năng bám dính và bao phủ những nét vẽ. Đó là những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thể hiện của sơn dầu.

Tranh sơn dầu được vẽ bằng cọ nhưng cũng có nhiều cách vẽ khác như vẽ bằng bay hoặc giẻ.

Sơn dầu lâu khô hơn các chất liệu khác. Điều đó cho phép các họa sĩ có thể sửa đổi màu sắc, bề mặt hay đường nét trong bức tranh. Đôi khi, người họa sĩ có thể loại bỏ cả lớp sơn dầu cũ để vẽ lại từ đầu. Đơn giản chỉ bằng cách lau bằng giẻ và nhựa thông nếu sơn còn ướt. Còn khi sơn đã khô thì phải được cạo.

Sơn dầu khô bằng quá trình ô xy hóa chứ không phải do nước bốc hơi. Thời gian để có thể sờ bằng tay lên tranh thường mất 2 tuần. Tuy vậy, một số loại sơn dầu có thể khô chỉ trong vài ngày. Thời gian để bức tranh khô hoàn toàn sẽ mất từ 6 tháng đến 1 năm. Đối với các chuyên gia bảo tồn thì khác. Một bức tranh sơn dầu chỉ thực sự khô khi nó có tuổi thọ từ 60 – 80 năm.

Ưu và nhược điểm của tranh sơn dầu

Ưu điểm

Những phẩm chất nổi bật nhất của hội hoạ sơn dầu là vừa trong, vừa sâu, lại vừa có thể đạt độ bão hòa màu sắc rất cao. Độ chuyển sắc của sơn dầu dường như vô tận. Lớp sơn còn có thể chuyển từ mỏng như màu nước tới dày như phù điêu. Trong khi nhiều chất liệu hội hoạ khác bạc màu, bong nứt thảm hại, những bức sơn dầu của Van Eyck đã trường tồn tới 6 thế kỷ nhưng màu vẫn rực rỡ, trong suốt.

Khô từ từ: tranh sơn dầu thường mất khá nhiều thời gian để khô vì vậy các họa sĩ sẽ có thêm thời gian để hoàn thiện tác phẩm của mình hoặc thay đổi chi tiết khi cần, đặc biệt là hữu ích trong quá trình giảng dạy cho các học viên.

Pha trộn được với các màu khác: một lợi ích rất lớn của các bức tranh sơn dầu là nó kết hợp tốt với các loại sơn khác. Nếu một họa sĩ sử dụng sơn dầu trên một loại vải nhất định, người đó có thể tạo ra các nét vẽ giàu trí tưởng tượng và màu sắc sinh động.

Dễ dàng sử dụng trong khi vẽ: dầu là phương tiện đơn giản nhất để chúng ta sử dụng trong quá trình vẽ. Nói chung, việc tạo ra một bức tranh sơn dầu là tương đối đơn giản trái ngược với việc sử dụng các chất liệu khác như màu nước hoặc sử dụng phấn màu. Hầu hết người mới bắt đầu sử dụng sơn dầu vì lý do này. Sơn cũng không di chuyển hoặc chạy khi vẽ trên vải và điều này cho phép bạn vẽ một bức tranh chính xác hơn. Ngoài ra, nó dễ dàng hơn để sửa chữa khi sử dụng sơn dầu.

Tạo ra những bức tranh tốt hơn: sơn dầu thường khô rất chậm, điều này khiến cho các họa sĩ có thêm cơ hội để có được hiệu quả làm việc trong khi vẽ tranh. Bạn có đủ thời gian để thay đổi quyết định nào đó mà bạn muốn thực hiện và do đó các bức tranh sơn dầu sẽ tốt hơn.

Độ sâu: sơn dầu cung cấp một loạt các màu sắc và độ sâu của màu sắc tạo nên sự phong phú, vì chúng có thể được xếp lớp và pha trộn một cách tự do hơn các loại sơn khác, chẳng hạn như màu nước hoặc màu acrylic. Các họa sĩ tinh tế có thể thay đổi sự phong phú hay giai điệu trong màu sắc của họ bằng cách thêm một lượng nhỏ các màu sắc khác.

Nhược điểm

Khô chậm có thể là một bất lợi vì chúng được làm bằng các hạt nhỏ của các sắc tố được cân đối trong một loại dầu khô. Một số sắc tố trong sơn có thể gây độc, sơn dễ dàng bị hư hỏng trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm không phù hợp. Mặc dù có thể pha với các màu khác nhưng khả năng pha trộn của sơn dầu tương đối kém.

Bộ sưu tập tranh sơn dầu đẹp nhất mọi thời đại

Tranh sơn dầu đẹp và huyền ảo dưới nhiều góc nhìn khác nhau
Tranh sơn dầu đẹp và huyền ảo dưới nhiều góc nhìn khác nhau
Tranh sơn dầu đẹp với khung cảnh những chiếc thuyền khi hoàng hôn buông xuống
Tranh sơn dầu đẹp với khung cảnh những chiếc thuyền khi hoàng hôn buông xuống
Bức tranh sơn dầu đẹp khung cảnh khu phố yên tĩnh
Bức tranh sơn dầu đẹp khung cảnh khu phố yên tĩnh
Tranh sơn dầu những cô nữ xinh với chiếc áo dài trắng thước tha
Tranh sơn dầu những cô nữ xinh với chiếc áo dài trắng thước tha
Tranh sơn dầu khung cảnh châu Âu
Tranh sơn dầu khung cảnh châu Âu
Tranh sơ dầu hình ảnh những bông hoa sen cực đẹp
Tranh sơ dầu hình ảnh những bông hoa sen cực đẹp
Tranh sơn dầu phong thủy cá chép hoa mẫu đơn
Tranh sơn dầu phong thủy cá chép hoa mẫu đơn
Tranh sơn dầu bình hoa đơn giản
Tranh sơn dầu bình hoa đơn giản
Tranh sơn dầu khu phố cổ Hà Nội bình yên
Tranh sơn dầu khu phố cổ Hà Nội bình yên
Tranh sơn dầu khung cảnh vùng quê với cánh đồng lúa chín vàng
Tranh sơn dầu khung cảnh vùng quê với cánh đồng lúa chín vàng
Tranh sơn dầu khung cảnh đẹp và hùng vĩ
Tranh sơn dầu khung cảnh đẹp và hùng vĩ
Tranh sơn dầu khung cảnh vùng quê bình dị
Tranh sơn dầu khung cảnh vùng quê bình dị
Tranh sơn dầu khung cảnh một khu phố cổ Hà Nội
Tranh sơn dầu khung cảnh một khu phố cổ Hà Nội
Tranh sơn dầu tĩnh vật hoa quả và bình
Tranh sơn dầu tĩnh vật hoa quả và bình
Tranh sơn dầu dầu đẹp đóa hoa trong rừng
Tranh sơn dầu dầu đẹp đóa hoa trong rừng
Tranh sơn dầu khung cảnh đông đúc và nhộn nhịp của khu phố chợ ngày tết
Tranh sơn dầu khung cảnh đông đúc và nhộn nhịp của khu phố chợ ngày tết
Tranh sơn dầu khung cảnh giờ nghĩ giải lao
Tranh sơn dầu khung cảnh giờ nghĩ giải lao
Tranh sơn dầu khung cảnh gia đình
Tranh sơn dầu khung cảnh gia đình
Tranh sơn dầu khung cảnh rừng thông
Tranh sơn dầu khung cảnh rừng thông

Tải ngay bộ tranh sơn dầu đẹp tại đây nhé: tranh-son-dau

Trên đây dean2020.edu.vn đã giới thiệu rỏ nét về tranh sơn dầu cùng với bộ sưu tập những bức tranh sơn dầu đẹp nhất. Qua những mẫu tranh trên, các bạn có thể lựa chọn những bức tranh yêu thích về trang trí cho căn phòng của mình nhé. Hy vọng bài viết này thật sự có ích cho các bạn đọc.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *