Checklist là gì? Mục đích của việc sử dụng checklist là gì?

Mỗi ngày chúng ta đều phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau, có bao giờ bạn cảm thấy luôn thiếu thời gian cho công việc, công việc thường bị dồn lại khiến bạn cảm thấy stress? Đó là lí do vì sao người ta dùng đến checklist. Vậy checklist công việc là gì? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Checklist là gì?

Checklist là danh sách công việc cụ thể cần được thực hiện hướng đến những mục tiêu đặt ra để đảm bảo được công việc không bị bỏ sót. Nhằm đảm bảo được lượng công việc không bị bỏ sót thì bạn cần phải có những Checklist để liệt kê những công việc từ bé đến lớn trong một ngày. Hiện nay có rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực nên Checklist ngày được sử dụng phổ biến.

Checklist là gì?

Các doanh nghiệp đều cho rằng với việc sử dụng checklist chính là một yếu tố cần thiết trong công việc. Với checklist có thể theo dõi được các bộ phận và đảm bảo được công việc được hoàn thành tối ưu và quản lý công việc chuyên nghiệp hơn. Bởi vậy, khi nắm được khái niệm về checklist sẽ nắm được nhiều mục đích hữu ích.

Mục đích của việc checklist để làm gì?

Không phải bỗng dưng mà checklist lại trở nên phổ biến trong mọi chuyên ngành và lĩnh vực như hiện nay. Bên cạnh đó, với nhiều lợi ích nhất định đem lại và mục đích nên checklist ngày càng trở nên quan trọng và quen thuộc.

Mục đích của việc checklist để làm gì?

Với đối tượng là quản lý thì sẽ đánh giá và tổng thể được công việc của những bộ phận hoạt động dựa vào checklist hàng ngày. Từ checklist sẽ phát hiện được những thiếu sót từ các bộ phận và cá nhân để dễ dàng khắc phục và đánh giá năng lực. Bên cạnh đó tiết kiệm được thời gian trong quá trình quản lý và dành nhiều thời gian cho công việc quan trọng hơn.

Với đối tượng là nhân viên thì mọi hoạt động trong bộ phận đều cần phải có checklist để hỗ trợ quá trình giải quyết công việc được dứt khoát và không br xót được những công việc hàng ngày cần phải hoàn thành và cũng như đặt ra những mục tiêu cho bản thân một cách hợp lý và khoa học nhất.

Với những lợi ích đem lại từ việc checklist đều hết sức quan trọng và cần thiết đảm bảo được mọi hoạt động của doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt nhất và đúng quy trình làm việc có ý tưởng và chuyên nghiệp.

Ứng dụng của checklist trong công việc

Checklist được sử dụng phổ biến tại nhiều ngành nghề đa dạng khác nhau. Với những mục đích được nêu rõ rệt thì checklist đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng với nhiều ngành nghề khác nhau và một số ứng dụng của checklist được sử dụng phổ biến như:

Ứng dụng của checklist trong công việc
  • Danh sách kiểm tra những chuyến bay hỗ trợ an toàn đối sẽ không bị bỏ quên.
  • Được sử dụng để đảm bảo được chất lượng những phần mềm công nghệ, theo quy trình và những tiêu chuẩn ngăn ngừa lỗi.
  • Sử dụng trong các thủ tục hoạt động của công nghiệp.
  • Đối với tố tụng dân sự đối phó với những phức tạp của khám phá và chuyển động nên checklist cũng khá quan trọng và không thể thiếu.
  • Hỗ trợ và giảm nhẹ những sơ suất nhưng khiếu nại với những hệ thống quản lý rủi ro đang được áp dụng.
  • Sử dụng bởi những nhà đầu tư trong những phần mềm quan trọng trong quá trình tiến hành đầu tư.

Mẫu checklist vệ sinh nhà hàng

Tùy theo quy mô và mức độ kinh doanh của nhà hàng quyết định số lượng nhân viên và các vị trí chức vụ bộ phận trong nhà hàng đó. Do đó, công việc vệ sinh nhà hàng có thể do nhân viên Tạp vụ (chuyên làm công việc vệ sinh) hoặc nhân viên phục vụ (kiêm nhiệm) hay bất kỳ nhân viên nhà hàng nào thực hiện và các nhân viên thường hợp tác, hỗ trợ nhau hoàn thành công việc này.

Dù là ai đảm nhận công việc vệ sinh nhà hàng đi chăng nữa thì cũng phải đảm bảo hoàn thành đầy đủ các đầu việc sau:

STT Nội dung Yes No Note

I. Làm vệ sinh đầu ca tại khu vực phục vụ khách

1 Nhận phân công vị trí làm việc, khu vực làm việc từ Giám sát, Quản lý nhà hàng      
2 Chuẩn bị và kiểm tra số lượng, chất lượng công cụ dụng cụ, trang thiết bị, máy móc làm việc – di chuyển chúng đến khu vực thích hợp, tránh ảnh hưởng đến mỹ quan nhà hàng      
3 Quét sạch bụi trên thảm, sàn, hành lang, cầu thang, trước sảnh… bằng vật dụng chuyên dụng      
4 Dọn sàn, lau sàn, làm khô sàn tại khu vực phục vụ khách      
5 Lau cửa, lau kính, bàn ghế, quầy bar và các vật dụng khác      

II. Làm vệ sinh đầu ca khu vực toilet

6 Vệ sinh bồn cầu sạch sẽ từ trong ra ngoài, trên thành bồn và vùng xung quanh bằng hóa chất chuyên dụng      
7 Thu gom rác, đổ rác trong tất cả giỏ rác có tại toilet      
8 Làm sạch giỏ rác (nếu bẩn) – thay mới bao đựng      
9 Bổ sung giấy vệ sinh, nước rửa tay, sáp thơm/ tinh dầu tạo mùi, khăn lau      
10 Lau chùi sạch sẽ bồn rửa mặt, vòi rửa, gương, vách ngăn toilet      
11 Vệ sinh sàn nhà vệ sinh, đặt biển lưu ý ở khu vực vừa lau để đảm bảo an toàn cho mọi người      

III. Làm vệ sinh trong và cuối ca làm việc

12 Làm vệ sinh khu vực phục vụ khách sạch sẽ khi khách làm bể vỡ/ đổ đồ ăn, thức uống; khách đã dùng bữa xong và rời đi      
13 Thường xuyên kiểm tra và làm vệ sinh khu vực toilet nếu bẩn hay bám mùi – bổ sung giấy vệ sinh, xà phòng, khăn lau kịp lúc      
14 Thu dọn, phân loại và xử lý rác đúng nơi quy định      
15 Làm vệ sinh sàn nhà và toàn bộ không gian nhà hàng cuối ca làm việc      

IV. Bảo quản công cụ dụng cụ, trang thiết bị, máy móc phục vụ công việc

16 Thu dọn và kiểm tra các loại dụng cụ, trang thiết bị, máy móc đã sử dụng về số lượng và chất lượng      
17 Làm vệ sinh các loại dụng cụ, trang thiết bị, máy móc đã sử dụng đúng quy trình, quy định      
18 Bàn giao hoặc đặt các loại dụng cụ, trang thiết bị, máy móc về đúng nơi quy định      
19 Báo cáo công việc cho Tổ trưởng ca hay Giám sát, Quản lý      
20 Bàn giao công việc cho ca sau – kết thúc ca      

Trên đây là những thông tin liên quan đến Checklist do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích nhé!

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *