Trên thị trường hiện nay đã ra đời nhiều công cụ và chỉ số nhằm giúp các nhà đầu tư dễ dàng đánh giá thị trường. Và chỉ số RSI là một trong những chỉ số phân tích kỹ thuật phổ biến nhất trong thị trường chứng khoán cũng như thị trường ngoại hối.
Vậy RSI là gì? Làm thế nào để sử dụng chỉ số RSI hiệu quả và cần lưu ý những gì để tránh rủi ro trong quá trình giao dịch? Đọc bài viết sau để tìm hiểu rõ thông tin về RSI.
Định nghĩa RSI là gì
Để đầu tư sinh lời trong thị trường forex, yếu tố đầu tiên cho các nhà giao dịch là kỹ năng phân tích và đánh giá thị trường. Chỉ số RSI sẽ hỗ trợ ta trong quá trình ấy. Nhưng làm sao để sử dụng hiệu quả chỉ số RSI, trước tiên ta cần làm rõ định nghĩa RSI là gì?
RSI – Relative Strength Index, được hiểu là chỉ số sức mạnh tương đối nhằm giúp các nhà đầu tư tài chính có thể xác định ngưỡng quá mua và quá bán của 1 cổ phiếu hoặc tài sản tài chính khác trên thị trường. Tại Việt Nam, các chỉ số được hiển thị và báo cáo cụ thể dưới dạng biểu đồ giao động từ 0 đến 100.
Các nhà đầu tư có thể đánh giá các tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường theo thang điểm như sau:
- RSI có điểm nằm dưới mức 30: giá tài sản có thể gần chạm đáy (quá bán oversold).
- RSI có điểm nằm trên mức 70: giá tài sản gần mức đỉnh (quá mua overbought).
Cách thức sử dụng RSI hiệu quả
Phương pháp truyền thống
Với phương pháp này, nhà đầu tư sẽ mua quyền lựa chọn (buying option) – ở khoảng thời gian khi RSI ra khỏi ngưỡng quá mua hay quá bán. Nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng mức điểm của RSI nhằm xác định rõ được giá trị tài sản đang trong tình trạng nào.
Phương pháp kết hợp chỉ số RSI và dải Bollinger Bands
Khi kết hợp chỉ số RSI cùng Bollinger Bands, ta sẽ dễ dàng nhận được những tín hiệu chính xác cho điểm vào của giao dịch thông qua sự chuyển động sóng cùng như hướng chuyển động chính của thị trường.
Phương pháp phân kỳ tại chỉ số RSI
Phân kỳ được xem là sự khác nhau giữa biểu đồ và giá trị chỉ số, cụ thể khi biểu đồ lên càng cao thì chỉ số lại càng xuống thấp. Tìm kiếm sự phân kỳ trên biểu đồ sẽ giúp các nhà giao dịch xác định được các tín hiệu RSI một cách chính xác.
Phương pháp sử dụng kỹ thuật Scalping
Phương pháp Scalping thường được áp dụng bởi các nhà đầu tư người Mỹ. Mục đích của phương pháp này là đạt được số lượng lớn các tín hiệu trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thời gian phản hồi của chỉ số RSI.
Lưu ý khi cài đặt Scalping như sau:
- Kỳ của RSI bằng 2 bar.
- Thiết lập tối đa có thể cho các giới hạn: 99 cho ngưỡng quá mua và 1 cho ngưỡng quá bán.
Trong thực tế, phương pháp này thường được các nhà giao dịch ứng dụng trên biểu đồ M1 hoặc M5.
Phương pháp sử dụng RSI trong khoảng thời gian giới hạn
Khi giao dịch ở chế độ Thương mại ngắn hạn (Turbo Options) hoặc Quyền chọn nhị phân (Binary Options) trong khung thời gian ngắn dưới 30 phút. Thì mức 70 và 30 thường không đưa ra những điểm vào chính xác. Đối với khoảng thời gian không quá 1 tiếng thì ta có thể sử dụng RSI bằng 5 và từ 90 đến 10 hoặc thậm chí từ 95 đến mức 5.
Những sai lầm cần tránh khi sử dụng RSI
Các nhà đầu tư và giao dịch thiếu hiểu biết sẽ thường sử dụng RSI một cách máy móc. Khiến nguy cơ rủi ro khi giao dịch tăng cao. Chính vì thế, cần phải nắm rõ cách thức sử dụng RSI để có thể giao dịch hiệu quả nhất. Sau đây là hai sai lầm phổ biến mà các nhà giao dịch thường gặp phải là thực hiện giao dịch MUA khi thị trường đang QUÁ BÁN và giao dịch BÁN khi thị trường đang QUÁ MUA.
Việc sử dụng công cụ RSI khi đánh giá thị trường đang nằm ở mức quá mua hoặc quá bán để dự đoán thị trường đảo chiều là một sai lầm thường gặp, và có thể dẫn đến những rủi ro không đáng có.
Nhìn chung, RSI là một công cụ vô cùng hữu ích mang lại hiệu quả cao. Nếu các nhà đầu tư có tầm nhìn sâu rộng và biết cách áp dụng vào tùy loại hình giao dịch thích hợp.