Cooperative là gì? Hợp tác quảng cáo (Cooperative advertising) là gì?

Tổ hợp tác (tiếng Anh: Cooperative Groups) là một hình thức kinh tế hợp tác phổ biến ở Việt Nam, bao gồm tối thiểu ba cá nhân có điều kiện sản xuất, kinh doanh tương đồng hợp tác với nhau để phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực. Dưới đây  là những thông tin liên quan đến Cooperative mời bạn tham khảo.

Cooperative là gì?

Cooperative là gì?

Hình thức sở hữu bất động sản của nhiều người, trong đó những đơn vị tài sản được sở hữu bởi một công ty phi lợi nhuận hay ủy thác kinh doanh, và cấp quyền sở hữu cho các cá nhân được ủy thác sở hữu. Cũng được gọi là coop. Những chủ sở hữu tài sản mua cổ phần trong công ty thể hiện quyền sở hữu căn hộ hay văn phòng của họ và trả cho công ty một phần thuế bất động sản, phí bảo trì tòa nhà, và các chi phí chung khác. Tiền lãi cho vay và thuế tài sản được trả bởi công ty có thể được khấu trừ thuế bởi chủ sở hữu ủy thác. Việc chuyển tài sản từ chủ sở hữu cũ sang chủ sở hữu mới phụ thuộc vào sự chấp thuận bởi Ủy ban chủ sở hữu đại diện.

Tổ hợp tác (Cooperative Groups)

Tổ hợp tác trong tiếng Anh là Cooperative Groups.

Theo qui định tại điều 111 của Bộ luật Dân sự 2005:

Tổ hợp tác được thành lập trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.

Tổ hợp tác được tổ chức và hoạt động theo nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ. Theo những qui định trên, cơ sở pháp lí để thành lập tổ hợp tác là hợp đồng hợp tác được kí kết giữa ít nhất ba người có đủ năng lực hành vi dân sự.

Nội dung hợp đồng này là những cam kết giữa các thành viên cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện mong muốn hợp tác hoạt động kinh doanh một hoặc một số ngành nghề và đồng thời cùng nhau hưởng lợi và chịu trách nhiệm về những hoạt động của tổ hợp tác.

Tổ hợp tác (Cooperative Groups)

Hợp đồng thành lập tổ hợp tác phải có các nội dung cơ bản sau

– Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác.

– Họ tên, nơi cư trú của tổ trưởng và các tổ viên.

– Mức đóng góp tài sản, phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ viên.

– Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ trưởng, của các tổ viên.

– Điều kiện gia nhập và ra khỏi tổ hợp tác.

– Điều kiện chấm dứt tổ hợp tác.

Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của tổ, nếu tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản riêng của mình. Như vậy, tổ hợp tác là loại chủ thể kinh doanh theo qui chế chịu trách nhiệm vô hạn.

Tổ chức và quản lí tổ hợp tác

Trong hợp đồng hợp tác, các tổ viên thỏa thuận bầu ra một người làm tổ trưởng đại diện cho tổ hợp tác tham gia vào các giao dịch. Tổ trưởng điều hành hợp đồng của tổ hợp tác. Khi vắng mặt, để đảm bảo hoạt động của tổ được tiến hành bình thường, tổ trưởng tổ hợp tác có thể ủy nhiệm cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cho tổ.

Tổ chức và quản lí tổ hợp tác

Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự với các quan hệ bên ngoài bằng toàn bộ tài sản của tổ, nếu tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên chịu phần liên đới theo phần tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản của riêng mình.

Tổ viên có quyền quản lí và sử dụng tài sản của tổ hợp tác theo phương thức thảo thuận, quyền tham gia vào các cuộc họp và biểu quyết để quyết định những vấn đề của tổ. Khi tham gia biểu biết, ý kiến của các tổ viên có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào vị trí và góp vốn.

Các tổ viên tổ hợp tác phải làm việc cho tổ. Tuy nhiên tổ hợp tác có thể thuê thêm lao động bên ngoài. Trong trường hợp này, tổ hợp tác phải giao kết hợp đồng với người không phải là tổ viên để thực hiện những công việc nhất định và đảm bảo chế độ cho người lao động theo pháp luật lao động.

Hợp tác quảng cáo (Cooperative advertising)

Hợp tác quảng cáo (Cooperative advertising)

Định nghĩa

Hợp tác quảng cáo trong tiếng Anh là Cooperative advertising. Hợp tác quảng cáo là một trong những hình thức xúc tiến bán với trung gian marketing mà chi phí quảng cáo được chia sẻ cho nhiều bên.

Các hình thức hợp tác quảng cáo

(1) Hợp tác quảng cáo theo chiều ngang

– Là quảng cáo được tài trợ chung bởi một nhóm các nhà bán lẻ hoặc những nhà phân phối khác trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ ra thị trường.

Chẳng hạn các đại lí xe máy của hãng Piagio có địa điểm gần nhau trên địa bàn Hà Nội dọc theo các con phố thường có thể hợp tác với nhau để cùng quảng cáo.

(2) Hợp tác quảng cáo theo chiều dọc

– Dạng hợp tác quảng cáo thường thấy nhất là hợp tác quảng cáo theo chiều dọc, đó là một sự sắp xếp hợp tác trong đó nhà sản xuất trả cho một phần chi phí quảng cáo của nhà bán lẻ để quảng bá sản phẩm (thường là 50/50 hoặc hơn). Số tiền nhà sản xuất trả cho nhà bán lẻ thường dựa trên phần trăm doanh số bán được.

– Chuỗi bán lẻ lớn hơn thường kết hợp ngân sách hợp tác quảng cáo của tất cả cửa hàng của họ, tạo thành một số tiền lớn với nhiều lựa chọn truyền thống hơn.

(3) Hợp tác quảng cáo thành phần (nguyên liệu)

– Hợp tác quảng cáo nguyên liệu là quảng cáo được tài trợ bởi các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào với mục đích là giúp tăng sản lượng đầu ra của sản phẩm cuối cùng.

Ví dụ nổi tiếng nhất và được biết đến nhiều nhất của loại quảng cáo này là chương trình “Intel Inside”, được tài trợ bởi Intel Corporation từ năm 1991.

Trong chương trình này, các nhà sản xuất máy tính được nhận lại 5% chi phí từ việc mua bộ vi xử lí của Intel, đổi lại, logo “Intel Inside” phải có mặt trong các quảng cáo cũng như trên máy tính. Gần 90% các quảng cáo máy tính tại Mỹ đều có logo “Intel Side”.

Chương trình này đã giúp hãng Intel tăng thị phần trong thị trường bộ vi xử lí từ 56% năm 1990 lên gần 20% năm 2007. Theo như ước tính, Intel đã dành vài trăm triệu đô la mỗi năm cho các chương trình hợp tác quảng cáo.

Trên đây là những thông tin liên quan đến Cooperative do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích nhé!

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *