Database hay cơ sở dữ liệu là các cụm từ được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực dữ liệu, lập trình phần mềm, công nghệ thông tin, website … là thành phần vô cùng quan trọng để xây dựng và phát triển phần mềm, ứng dụng trên nền tảng mobile, PC. Có nhiều loại database khác nhau nhưng chúng đều có chung tác dụng là lưu lại thông tin như hình ảnh, text trên website. Và database nào cũng kết hợp với các ngôn ngữ lập trình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến database qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Database là gì?
Database (Cơ sở dữ liệu) là một tập hợp có tổ chức các thông tin có cấu trúc hoặc dữ liệu, thường được lưu trữ trực tuyến trong một hệ thống máy tính. Một cơ sở dữ liệu thường được kiểm soát bởi hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS). Cùng với nhau, dữ liệu và DBMS, cùng với các ứng dụng được liên kết với chúng, được gọi là một hệ thống cơ sở dữ liệu, thường được rút ngắn thành cơ sở dữ liệu.
Dữ liệu trong các loại cơ sở dữ liệu phổ biến nhất đang hoạt động hiện nay thường được mô hình hóa theo hàng và cột trong một loạt các bảng để giúp xử lý và truy vấn dữ liệu hiệu quả. Dữ liệu sau đó có thể dễ dàng truy cập, quản lý, sửa đổi, cập nhật, kiểm soát và tổ chức. Hầu hết các cơ sở dữ liệu sử dụng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL) để viết và truy vấn dữ liệu.
Vai trò của Database
Database có vai trò vô cùng quan trọng khi làm việc với hệ thống dữ liệu. Chúng giúp người dùng thành công trong việc kết nối các dữ liệu. Người dùng có thể truy cập hệ cơ sở dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng hơn. Database chính là cơ sở nguồn để người dùng có thể truy xuất ra những thông tin cần thiết.
Đặc điểm chính của Database chính là truy xuất ra những thông tin, dữ liệu bằng nhiều phương thức khác nhau. Các nội dung truy xuất được đảm bảo toàn vẹn dữ liệu ở mức độ cao. Đồng thời, nguồn thông tin khi xuất ra hoàn toàn không bị trùng lặp, nếu có thì xác suất cũng rất thấp. Một cơ sở dữ liệu Database cho phép nhiều người dùng đồng thời truy cập trong cùng một thời gian.
Có những loại Database nào?
Database dạng file
Đây là dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các file. Loại Database dạng file hay được sử dụng nhất đó *.mdb Foxpro, ngoài ra còn có *.dbf, ascii,…
Database quan hệ
Chúng là các dữ liệu khác nhau được lưu trữ trong các bảng dữ liệu nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ với nhau. Vì vậy, chúng mới có tên gọi là “database quan hệ”. Một số hệ quản trị hỗ trợ database quan hệ hiện rất được ưa chuộng bao gồm: MySQL, MS SQL server, Oracle,…
Database hướng đối tượng
Điểm giống nhau giữa database hướng đối tượng và database quan hệ chính là chúng đều được lưu trữ trong bảng dữ liệu. Còn điểm khác biệt các bảng của database hướng đối tượng có thêm các tính năng hướng đối tượng, ví dụ như lưu trữ thêm 1 số hành vi để thể hiện rõ hơn hành vi của đối tượng. Nhắc đến tên các hệ quản trị hỗ trợ database hướng đối tượng, người ta sẽ nhớ ngay đến những cái tên nổi bật như: MS SQL server, Postgres SQL, Oracle,…
Database bán cấu trúc
Loại database này được lưu với định dạng XML, nó có thông tin mô tả dữ liệu và đối tượng được trình bày trong các thẻ tag. Database bán cấu trúc có ưu điểm vượt trội đó là lưu trữ được nhiều loại data khác nhau, chính vì vậy nó đang dần khẳng định được vị trí và giá trị sử dụng của mình.
Ưu và nhược điểm của hệ thống CSDL Databas
Ưu điểm
Đối với một hệ thống CSDL database, việc lưu trữ thông tin sẽ không bị trùng lặp, đảm bảo tính nhất quán và toàn vẹn của dữ liệu. Việc loại bỏ trùng lặp giúp người dùng tiết kiệm thời gian và xử lý dữ liệu không bị sai sót. Dữ liệu được lưu trữ trên database sẽ được truy xuất theo nhiều cách khác nhau và nhiều người có thể sử dụng được. CSDL database có thể được lưu trữ nhiều dạng như bản ghi, trường, dữ liệu có mối quan hệ với nhau và rất dễ truy cập, quản lý, cập nhật.
Những nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm của CSDL Database, nhược điểm cũng khá quan trọng để người dung lưu ý cho việc lưu trữ của mình. Vì CSDL database mang tính chất chia sẻ dùng chung nên tính chủ quyền có thể bị xâm phạm. Việc khai thác dữ liệu không được bảo mật bởi ai cũng có thể khai thác được.
Bên cạnh đó, việc tranh chấp dữ liệu là không thể tránh khỏi nếu như người quản trị không cung cấp quyền ưu tiên khai thác hay truy cập cho người dùng. Ngoài ra, khả năng thất thoát, mất mát CSDL database cũng khá cao khi sự cố xảy ra, nhất là việc hư hỏng thiết bị lưu trữ.
Những nhược điểm này khiến người dung khá lo lắng về hệ thống CSDL Database, có được chúng đã khó, quản trị chúng càng khó hơn, vì vậy cần có những biện pháp bảo mật thích hợp, hoặc sao lưu dữ liệu đề phòng rủi ro.
Các đối tượng sử dụng CSDL database
Một số dữ liệu nhỏ mang tính chất cá nhân thì chỉ cần cá nhân sử dụng và quản trị, nhưng đối với các CSDLdatabase lớn như quản lý tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, quản lý thuốc bệnh viện,…cần có nhiều người tham gia xây dựng, duy trì và phát triển CSDL, vậy ai là người sử dụng trực tiếp, ail à người quản lý gián tiếp hệ thống CSDL?
Đối tượng trực tiếp quản lý hệ thống CSDL database cần một nhân sự quản trị CSDL, chịu trách nhiệm đối với nguồn dữ liệu này, bảo vệ an toàn và backup thông tin khi có sự cố… Người thiết kế CSDLdatabase chịu trách nhiệm trong việc xác định dữ liệu nào cần lưu trữ trong cấu trúc của CSDL, hoặc lựa chọn cách biểu diễn lưu trữ phù hợp, khảo sát ý kiến người dung khi sử dụng CSDL database và tiến hành phân tích hệ thống.
Người dung cuối chỉ cần truy cập CSDL và thực hiện các thao tác xử lý, thống kê, báo cáo, cập nhật,… Mảng phân tích hệ thống và lập trình ứng dụng sẽ xác định rõ yêu cầu của người sử dụng cuối, sau đó đưa ra khung hình cho từng đối tượng người sử dụng, quản lý bao gồm các bước như thực hiện yêu cầu thông qua lập trình, test, chữa lỗi và khắc phục thiết sót, biên tập tài liệu hướng dẫn sử dụng và bảo trì hệ thống.
Đối với đối tượng gián tiếp quản lý hệ thống CSDL database thường chịu trách nhiệm phân tích, phát triển và thực hiện, tạo ra môi trường hệ thống và phần mềm của hệ quản trị CSDL những không thao tác trực tiếp trên hệ CSDL database này. Nhóm đối tượng này chính là người phân tích, nhà phát triển và người kiểm tra, bảo trì hệ thống.
Ứng dụng của Database
Hệ thống cơ sở dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trong trong thời đại thông tin – kỹ thuật như hiện nay. Chức năng chính của Database có thể kể đến là: lưu trữ, truy xuất và cập nhật dữ liệu cùng nhiều ứng dụng khác.
Database giúp quản lý các dịch vụ bảo mật và phục hồi hệ thống quản trị dữ liệu, giúp thực thi các ràng buộc bên trong hệ cơ sở này. Đồng thời, quản lý và kiểm soát tất cả các máy khách kết nối, truy cập vào hệ thống dữ liệu ở hệ thống nguồn. Hỗ trợ xử lý tất cả các truy cập dữ liệu và các chức năng điều khiển khác.
Ngoài ra, Database còn cung cấp tính năng kiểm soát đồng thời, giúp bảo mật chặt chẽ hơn. Tạo môi trường đa người dùng với điều kiện kết nối an toàn. Nhiều người có thể truy cập đồng thời và truy xuất được những dữ liệu cần thiết
Trên đây là những thông tin liên quan đến database do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Đây hứa hẹn là những thông tin vô cùng cần thiết cho những người học tập và ứng dụng công nghệ thông tin. Trong tương lai, hứa hẹn lĩnh vực này sẽ tạo nên một xu hướng phát triển bùng nổ.