Enterprise là gì ? Có những loại hình Enterprise nào?

Doanh nghiệp (Enterprise) là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường (Theo Mục 7 – điều 1 chương 1 Luật Doanh nghiệp 2014). Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến enterprise qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Đặc điểm của Doanh nghiệp

Đặc điểm của Doanh nghiệp

Quá trình kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời (Theo Khoản 2 – điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005).

Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Đặc điểm chung của các doanh nghiệp. (Nguồn: Giáo trình Lý thuyết Quản trị kinh doanh. Chủ biên: PGS.TS Mai Văn Bưu – PGS.TS. Phan Kim Chiến, khoa Khoa học quản lý – Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội)

Phân loại Doanh nghiệp

Căn cứ theo hình thức pháp lí của doanh nghiệp

Căn cứ theo hình thức pháp lí của doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2005, có 5 loại hình doanh nghiệp với các đặc trưng pháp lí, hình thức tổ chức và khả năng huy động vốn khác nhau, các loại hình đó bao gồm:

– Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Một số ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể kể đến như:

  • Tương tự như loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, loại hình doanh nghiệp này do có tư cách pháp nhân nên sẽ hạn chế rủi ro cho người góp vốn do các thành viên chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp.
  • Do chỉ có một cá nhân làm chủ sở hữu, cơ cấu tổ chức sẽ gọn nhẹ, các vấn đề được giải quyết, quyết định dễ dàng hơn bởi một người đứng đầu.

Nhược điểm:

  • Không được giảm vốn điều lệ

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

Loại hình doanh nghiệp này có nhiều ưu điểm:

  • Ít rủi ro: Loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, theo quy định của pháp luật, các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có trách nhiệm về các hoạt động công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Thuận lợi trong điều hành hoạt động: Do số lượng người tham gia trở thành thành viên không nhiều, chủ yếu là những người tin cậy, có quen biết, việc quản lý và điều hành công ty dễ dàng.
  • Dễ kiểm soát: Việc chuyển nhượng vốn được theo sát, điều chỉnh chặt chẽ, các nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm soát, nắm được nhân sự, các sự thay thế điều chỉnh trong công ty, hạn chế rủi ro có người ngoài gia nhập công ty.

Tuy nhiên, dưới đây cũng là những nhược điểm bạn cần lưu ý trước khi cân nhắc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

  • Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ từ pháp luật hơn là công ty hợp danh hay các doanh nghiệp tư nhân
  • Không có quyền phát hành cổ phiếu, dẫn đến việc huy động vốn khó khăn, bị hạn chế nhiều hơn so với nhiều loại hình công ty khác

– Công ty cổ phần: là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Loại hình công ty cổ phần có rất nhiều ưu điểm:

  • Ít rủi ro cho các cổ đông do chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, trách nhiệm của các cổ đông về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chỉ nằm trong phạm vi số vốn góp.
  • Đa dạng lĩnh vực hoạt động, công ty cổ đông có thể phù hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
  • Cơ cấu linh hoạt, không giới hạn lượng người góp vốn vào công ty, mở ra nhiều cơ hội đầu tư hơn.
  • Khả năng huy động vốn cao, được phép phát hành cổ phiếu ra công chúng. Việc thu hút được nhiều tiền đầu tư từ bên ngoài có thể giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội phát triển.
  • Việc chuyển nhượng, trao đổi buôn bán cổ phần diễn ra tương đối dễ dàng, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng mua cổ phiếu công ty, ngay cả cán bộ nhân viên, công chức cũng có thể có cổ phần.

Tuy nhiên cũng có một số nhược điểm bạn cần lưu ý:

  • Số lượng cổ đông lớn do vậy việc điều hành công ty phức tạp, mất nhiều thời gian đưa ra quyết định, tình trạng phân hóa cổ đông,…
  • Bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, việc thành lập, quản lý, chế độ tài chính, kế toán bị kiểm soát chặt.

– Công ty hợp danh: là loại hình doanh nghiệp mà trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên gọi chung là thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

Một số ưu điểm của công ty hợp danh:

  • Chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn, dễ dàng tạo được sự tin cậy từ các đối tác, uy tín trong công ty.
  • Số lượng thành viên ít, việc điều hành, quản lý công ty không quá phức tạp.

Nhược điểm:

  • Chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn, do vậy rủi ro cho thành viên góp vốn lớn là rất cao.
  • Loại hình doanh nghiệp chưa thực sự phổ biến.

Căn cứ vào tính chất sở hữu tài sản trong doanh nghiệp

Căn cứ vào tính chất sở hữu tài sản trong doanh nghiệp

– Doanh nghiệp Nhà nước: là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn 100%, tổ chức thực hiện chức năng quản lí trên mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập cho đến khi giải thể.

– Doanh nghiệp hùn vốn: là một tổ chức kinh tế mà vốn được đầu tư do các thành viên tham gia góp vào và được gọi là công ty. Họ cùng chia lời và cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn đóng góp.

– Doanh nghiệp tư nhân: là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn vốn đăng kí, do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Các ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân có thể kể đến như:

  • Chủ động, nhanh chóng hơn trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh.
  • Ít chịu sự ràng buộc của pháp luật, chế độ trách nhiệm vô hạn nên tạo được sự tin tưởng cho các đơn vị đối tác, khách hàng.

Nhược điểm:

  • Rủi ro của các thành viên, các nhà đầu tư cao do không có tư cách pháp nhân.
  • Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chính họ.

– Hợp tác xã: là loại hình kinh tế tập thể, do những người lao động và các tổ chức có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân có thể chia ra:

Doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ.

Căn cứ vào quy mô về vốn, lao động và sản phẩm có thể chia thành

Doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp cụ thể nào phụ thuộc vào nhiều nhân tố, cả phía chủ doanh nghiệp và môi trường. (Giáo trình Lý thuyết Quản trị kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật)

Căn cứ vào chế độ trách nhiệm có thể phân loại thành

Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn và doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn.

Các thuật ngữ khác

Các thuật ngữ khác

Nhóm công ty: là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nó gồm có các hình thức sau: công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế và các hình thức khác. (Điều 146, chương 7 Luật Doanh nghiệp năm 2005)

Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài (FDI): 

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Doanh nghiệp ma

Doanh nghiệp mà là một thuật ngữ không mới, ám chỉ những doanh nghiệp, công ty đã hoàn thành thủ tục thành lập, nhưng thực tế không tổ chức sản xuất hay kinh doanh. Các công ty, doanh nghiệp này chỉ là vỏ bọc bên ngoài, tồn tại đơn thuần trên giấy tờ. Mua bán hóa đơn bất hợp pháp, thu lợi bất chính và bỏ trốn.

Các doanh nghiệp ma ngày càng hoạt động tinh vi. Gây thất thu ngân sách khổng lồ từ nhà nước, đến môi trường kinh doanh, doanh nghiệp ma gây nên những hậu quả vô cùng xấu. Một số dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn nhận diện được một doanh nghiệp ma:

  • Các doanh nghiệp này thường thành lập dưới dạng công ty TNHH hoặc tư nhân.
  • Các chủ doanh nghiệp đến từ các địa phương khác, thường xuyên di chuyển địa điểm nhằm tránh bị kiểm tra, theo dõi.
  • Trụ sở giao dịch và làm việc thường là đi thuê với thời gian ngắn, vật chất đơn sơ, trong ngõ ngách hẻm sâu,…
  • Tần suất hóa đơn nhiều và các giao dịch diễn ra trong thời gian ngắn.
  • Ủy quyền cho người ngoài mua hóa đơn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến Enterprise do dean2020.edu.vn đã tổng hơpj và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích nhé!

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *