Cây Bò Cạp Vàng – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc

Cây bò cạp vàng thuộc họ Đậu (Fabaceae) hay còn gọi là bò cạp nước, cây muồng hoàng yến thuộc loài cây trung tính, ưa ánh sáng và mọc nhanh, có khả năng chịu hạn tốt. Bò cạp vàng cao tới 10 đến 20 (m) thường được dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ, có lá cây hình bầu dục rộng đến bầu dục dài, đầu nhọn và gốc hình nêm, rộng, nhẵn. Trong y học có tác dụng làm thuốc tất cả bộ phận của cây, tuy nhiên quả mới là thành phần chính của vị thuốc này. Nếu như bạn đang tìm kiếm những thông tin liên quan đến cây bọ cạp vàng thì bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây bọ cạp vàng, mời bạn tham khảo.

Thông tin về cây bọ cạp vàng

Thông tin về cây bọ cạp vàng

Cây bò cạp vàng có hoa đẹp, màu vàng dịu, rũ dài theo khóm nên được nhiều người yêu thích. Cây bò cạp vàng thường được trồng tạo cảnh quan đường phố, tạo cảnh quan khuôn viên sân vườn, cảnh quan công viên, công ty, đô thị …

Bò Cạp Vàng có nguồn gốc từ miền Nam Pakistan kéo dài về phía Đông qua Ấn Độ tới Đông Nam Á và về phía Nam tới Sri Lanka

Đặc điểm hình thái cây bò cạp vàng

Cây Bò Cạp Vàng là cây gỗ nhỡ, thường xanh hay rụng lá. Thân có lớp vỏ ngoài màu xám trắng; thịt gỗ bên trong có màu hồng dày 6-8 cm; thường được sử dụng làm thuốc nhuộm màu đỏ.

Đặc điểm hình thái cây bò cạp vàng

Ngoài ra, gỗ cây khá cứng nên còn được sử dụng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gỗ…. Cành nhẵn, lá kép lông chim chẵn, mọc cách nhau, dài 15-60 cm với 3-8 cặp lá chét. Lá chét mọc đối, có hình bầu dục, nhọn ở đỉnh, lá mềm, rộng và nhẵn, có màu xanh non, càng già càng chuyển sang màu xanh sậm.

Chùm hoa Bò Cạp Vàng lớn, có màu vàng hay rủ xuống, cuống chung nhẵn và dài 20-40 cm. Hoa tựa như hoa mai, cánh hình bầu dục có phủ lớp lông mịn ở mặt ngoài. Mỗi hoa có đường kính 4 -7 cm với 5 cánh vàng tươi. Nhị 10, bao phấn phủ lông tơ ngắn. Bầu và vòi nhụy phủ lông tơ mượt.

Hình ảnh hoa bọ cạp vàng

Quả Bò Cạp Vàng là dạng quả đậu hình trụ, có ngấn hằng  dài 20-60 cm. đường kính quả khoảng 10-25 cm, mang nhiều hạt hình trái xoan rộng, khi khô có vỏ cứng. Quả có mùi hôi khó chịu, thoạt nhìn bạn có thể hiểu nhầm đây là trái ô môi.

Cây Bò Cạp Vàng thường ra hoa vào tháng 5-6. Khi ra hoa, hầu hết lá đều rụng, trên cành chỉ còn lại hoa vàng sặc sỡ trông rất đẹp. Ngoài ra, cây còn có thể xử lý ra hoa vào ngày tết như hoa mai.

Tác dụng của cây bọ cạp vàng

Tác dụng trong y học: tất cả bộ phận của cây đều có tác dụng làm thuốc, tuy nhiên quả là thành phần chính của vị thuốc này.
Tác dụng của cây bọ cạp vàng
1.Tác dụng nhuận trường: cơm quả được xem là loại thuốc nhuận tẩy hiệu quả và rất an toàn khi sử dụng cho trẻ em, người già, phụ nữ mang thai. Lấy khoảng 50 gam cơm quả ngâm trong nước và để qua đêm, đến sáng lọc lấy dịch quả và pha thêm 25 gam đường rồi uống trong ngày. Cơm quả giúp xổ nhẹ, dễ chịu và an toàn, không độc hại.
Nếu muốn tẩy xổ thì lấy khoảng 4 gam cơm quả rồi trộn với 4 gam đường hoặc 4 gam cơm quả me. Dùng liều cao 30-60 gam có tác dụng xổ mạnh, nhưng có thể gây đau bụng, nôn mửa và đầy trướng bụng, tốt hơn nên dùng chung với các dược liệu khác như lá phan tả diệp.
2. Chữa cảm lạnh: rễ cây được dùng chữa cảm lạnh. Trường hợp chảy nước mũi nhiều, lấy rễ cây đốt rồi xông khói theo đường mũi sẽ có tác dụng thông khí quản và sạch niêm mạc mũi.
3. Tác dụng hạ sốt: rễ cây được xem là thuốc hạ sốt tốt. Lấy dịch chiết rồi sau đó cô đặc thành cao uống trong ngày sẽ hạ sốt nhanh.
4. Chữa rối loạn đường ruột: trường hợp trẻ em bị đầy hơi, trướng bụng, lấy cơm quả đắp trên rốn trẻ sẽ giúp trẻ dễ đi tiêu. Hoặc lấy cơm quả trộn chung vài giọt dầu hạnh nhân, thoa nhẹ nhàng vùng bụng của trẻ sẽ giúp dễ tiêu hóa.
5. Chữa rét run do say thuốc: cơm quả rất hữu ích trong trường hợp bệnh nhân bị mất ý thức hoặc mất cảm giác, do dùng quá liều các loại thuốc gây nghiện như cocain hoặc thuốc phiện. Lấy 24 gam cơm quả trộn chung 1/4 lít sữa nóng rồi ngậm trong miệng như thuốc súc miệng sẽ giúp giảm bớt triệu chứng trên.
6. Các bệnh ngoài da: dùng lá cây để chữa các trường hợp da bị kích ứng hoặc dị ứng gây sưng tấy và đau đớn. Dịch ép của lá hoặc dạng bột nhão đắp lên vùng bị nhiễm rồi băng kín lại, áp dụng vài lần sẽ khỏi.
7. Lá còn chữa phù thũng, chữa đau khớp hoặc liệt nhẹ, lấy lá tươi vò nát và chà xát trực tiếp trên chỗ bị đau hoặc bị tê liệt.

Cách cho cây Bò Cọp Vàng ra hoa theo ý muốn

Cách cho cây Bò Cọp Vàng ra hoa theo ý muốn
  • Cắt nước tưới cây trong vòng 15 ngày,ho cây bắt đầu héo hết lá.
  • Ngắt hết lá còn lại
  • Bón phân NPK và Kali thúc đẩy quá trình ra hoa.

Trong vòng 20 ngày sau cây sẽ nhú ra nụ hoa và khoảng 20 ngày sau là hoa sẽ nở rộ (quá trình này thực hiện 60 ngày trước tết).

Cây Bò Cạp Vàng là cây ưa sáng, phát triển tốt ở khu vực nhiệt đới. Cây phát triển tốt tại khu vực nhiều nắng và thoát nước tốt, không thích hợp với điều kiện khí hậu khô cằn hay giá lạnh; mặc dù nó chịu được hạn và mặn.bo cap vang san vuon nha

Bò Cạp Vàng được xem là quốc hoa của Thái lan, ở Thái cây có tên gọi là dok khuen, hoa vàng tượng trưng cho hoàng gia Thái. Ở Ấn độ, hoa Bò Cạp Vàng được sử dụng như rau cải ăn sống hoặc nấu canh dùng trong các bữa ăn hằng ngày.

Ở thời điểm ra lá non, cây thường bị sâu ăn lá phá hại, vì vậy cần chú ý phun thuốc vào thời điểm này, kết hợp thuốc bám dính chống được sâu rầy.

Do cây có hoa đẹp, tán rộng, mọc nhanh, không quá cao và có rễ ngang, bám chắc nên Bò Cạp Vàng thường được sử dụng trồng tôn tạo cảnh quan, cây đường phố. Dọc lối đi trong các khu biệt thự, nhà ở, khuôn viên trường học, bệnh viện… Ngoài ra cây còn được trồng vào chậu tạo dáng bonsai trông rất đáng yêu.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bọ cạp vàng

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bọ cạp vàng

Đất trồng

Muồng hoàng yến có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây phát triển tốt tại khu vực nhiều nắng và thoát nước tốt.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Nếu có điều kiện, nên trồng ở nơi đất rộng vì cây muồng hoàng yến phát triển mạnh và thuộc loại cây lâu năm nên cần lượng đất lớn để nuôi dưỡng.

Chọn giống và trồng cây

Muồng hoàng yến thường được nhân giống bằng hạt.

Chọn giống và trồng cây

Ngâm hạt trong nước nóng 48 – 52 độ C (2 sôi, 3 lạnh) khoảng 5 phút, vớt ra rửa sạch, đem ủ trong vải ẩm cho nứt nanh rồi đem gieo.

Gieo hạt trên luống với khoảng cách 25 x 25cm hoặc trong các túi bầu nilon 10 x 12cm có chứa hỗn hợp đất, phân chuồng hoai mục. Thường xuyên tưới đủ ẩm, làm cỏ, chăm sóc và làm giàn che bớt ánh sáng trực xạ cho tới khi cây con cao 50 – 60cm, đường kính thân 0,3 – 0,5cm, có 2 – 3 cặp lá ổn định (khoảng 1 năm) thì đem trồng.

Đào hố 60 x 60 x 60cm, xé bỏ bầu nilon rồi đặt cây giống xuống, nén chặt phần đất xung quanh bầu nhưng không nén sát vào gốc cây. Cây lấp đất cho cây con ngang mặt bầu rồi tưới nước cho cây. Trồng với khoảng cách cây cách cây từ 5 – 7m. Sử dụng cọc cắm chéo 60 độ so với mặt đất rồi cố định cây vào cọc để cố định cây.

Chăm sóc

Vào mùa khô, thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây. Do cây muồng hoàng yến không chịu được ngập úng nên phải lòng tốt công tác thoát nước vào mùa mưa.

Chăm sóc cây bọ cạp vàng

Trong 3 – 4 năm đầu, mỗi năm bón phân 2 lần vào tháng 4 – 5 hoặc tháng 9 – 10. Thường xuyên làm cỏ dại cho cây. Sau đó, mỗi năm bón 3 đợt vào đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa.

Từ năm thứ 4 trở đi, cây sẽ phát triển nhanh nên phải xới xung quanh gốc với đường kính rộng từ 60 – 80cm, sâu 3 – 4cm.

Nếu trồng làm cảnh thì cần chú ý tỉa cành, chăm sóc tán để tạo cho cây có dáng đẹp hơn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cây bò cạp vàng  và cách chăm sóc cây bò cạp vàng  do Web Học Thuật đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về cây bò cạp vàng  và đừng quên theo dõi bài viết của chúng tôi để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *