Vốn đem lại giá trị kinh tế ổn định lại dễ trồng, chăm sóc nên cây lồ ô thường được bà con nông dân trồng nhiều. Không chỉ vậy mà loại cây này còn có thể dùng làm thực phẩm và có ứng dụng quan trọng trong xây dựng. Có nhiều công dụng là vậy nhưng cái tên lồ ô vẫn còn xa lạ với nhiều người và rất khó để phân biệt cây này với tre thông thường.
Cây lồ ô là gì?

Lồ ô là loài tre du nhập rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nước ta
Cây lồ ô (tên khoa học: Bambusa balcooa) là một loại tre có nguồn gốc từ Ấn Độ đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu. Cây phân bố ở nhiều nơi trên cả nước nhưng chủ yếu nhất là Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Lồ ô có các tên gọi khác là tre Ấn Độ hay lồ ô Trung Bộ.
Cây lồ ô có đặc điểm gì?

Rất khó để phân biệt tre lồ ô với tre thông thường
Là loài cây thuộc họ tre nên lồ ô cũng mang nhiều đặc trưng tương tự như tre thông thường. Chúng mọc thành cụm lớn và có sức đàn hồi cao, chống chịu tốt. Một cây lồ ô trưởng thành có thể cao tới 25m với đường kính 15cm và có thể dài tới 80-90cm mỗi đốt. Thân cây trơn nhẵn, vòng mo đều và có lông bao phủ bên ngoài. Lúc cây còn non thì vỏ áo ngoài xanh bạc do có lớp lông trắng phủ ngoài, khi cây già lớp lông này rụng đi và thân chuyển sang màu lục. Mầm cây mới nhú từ củ của lồ ô cũng tương tự măng tre thông thường và ăn được. Cây lồ ô có lá hình thuôn dài, hoa lưỡng tính màu xanh vàng hoặc tím.
Thân lồ ô chứa tới trên 50% là xenlulozo, độ dai cao nên được dùng nhiều trong sản xuất giấy trắng cao cấp. Chúng cũng chỉ tốn ⅓ chi phí cho việc chế biến gỗ nên cực kỳ tiết kiệm và dễ chế biến. Ngoài ra cũng nhờ đặc tính dẻo dai này nên lồ ô cũng thường được dùng làm dụng cụ, vật dụng lao động, đồ dùng sinh hoạt và cột kèo trong xây dựng. Đặc biệt loại cây này còn có thể được trồng làm cảnh, trang trí sân vườn hoặc trồng để tạo thành các hàng rào bảo vệ tự nhiên.