Cây Trúc là gì? Đặc điểm cây Trúc

Trúc là một loại cây đã rất quen thuộc đối với đa số người dân Việt Nam ta. Ngoài công dụng trang trí, làm đẹp, che mát thì ngày nay trúc còn được ứng dụng nhiều trong chữa bệnh, làm đồ thủ công, mang may mắn, tài lộc cho gia chủ. Cùng tìm hiểu cây trúc là gì và những đặc điểm của cây trúc qua bài viết dưới đây!

Trúc là một loại cây rất phổ biến tại Việt Nam và được nhiều người ưa thích
Trúc là một loại cây rất phổ biến tại Việt Nam và được nhiều người ưa thích

Cây trúc là gì?

Cây trúc hay còn gọi là cương trúc có tên khoa học là Phyllostachys là một chi thuộc tông tre. Trúc là một loài thực vật bản địa châu Á, thường tập trung nhiều ở các nước như: Trung Quốc hay Nhật Bản. Hiện tại cũng đã được trồng nhiều ở những vùng ôn đới và cận nhiệt đới.

Thân của trúc thường nhỏ hơn so với tre, trúc mọc theo từng bụi rậm rạp, trong đó cây cao nhất có chiều cao khoảng 8m. Vì cây trúc có dáng nhỏ, mảnh, thon đẹp nên được dùng để làm cảnh phổ biến hơn tre. Trúc có khoảng 75 loài với 200 thứ và giống.

Đặc điểm cây trúc

Cây trúc có một số đặc điểm nổi bật như sau:

Đặc điểm chung về kích thước, màu sắc

Cây trúc có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với tre, một số loại trúc có kích thước chỉ 1,5m như trúc quan âm. Một số loại trúc có chiều cao đạt đến 8m, mật độ lá mỏng và thưa hơn tre, kích thước lá nhỏ nhưng hình dáng thì giống như tre.

Vì mỏng manh hơn tre nên trúc thường được dùng để làm cây cảnh trang trí
Vì mỏng manh hơn tre nên trúc thường được dùng để làm cây cảnh trang trí

Cây trúc sinh sản bằng thân rễ, thân rỗng mọc thẳng có đường kính khoảng 4cm. Thân cây có màu chủ yếu là màu xanh lục, xanh bóng. Lá trúc có màu xanh đậm, vì thân mảnh, nhỏ nhắn nên trúc thường được dùng nhiều để trang trí quán ăn, nhà ở, quán cà phê, cây xanh sân vườn, hoặc dùng làm thực phẩm. Ngoài ra, trúc còn có thể dùng làm thuốc, cây trúc già có thể dùng để sản xuất bàn ghế.

Cơ quan sinh dưỡng

Cơ quan sinh dưỡng của trúc bao gồm thân, thân ngầm, măng, cành, lá rễ, trong đó thân khí sinh hợp thành thể thống nhất với thân ngầm. Sau khi thân ngầm sinh ra măng thì măng sẽ mọc thành trúc. Cơ quan sinh sản của cây trúc gồm hoa, quả, hạt. Tuy nhiên, khi nhân giống cây trúc thường bằng đường sinh dưỡng, vì trúc thường ra hoa kết quả rất lâu, khoảng vài năm, thậm chí hàng ngàn năm.

Thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng của trúc thường rất nhanh, vì thân, cành, thân ngầm của chúng thường chia đốt, mỗi đốt đều sinh trưởng và có tổ chức phân sinh riêng. Mỗi loại trúc thường cần trên dưới 3 tháng khoảng 100 ngày là đã hoàn thành quá trình sinh trưởng về chiều cao và đường kính của mình.

Nhân giống cây

Có thể nhân giống cây trúc bằng phương pháp tách bụi. Đây là một phương pháp được nhiều người lựa chọn. Thời gian tách bụi thích hợp nhất là vào tháng 3 vì khoảng thời gian này là cây phát triển mạnh nhất. Nên trồng cây bằng than bùn pha cát để cây phát triển tốt nhất, hoặc bón phân hữu cơ 2 lần/tuần cho cây. Tuy cây trúc là một loại cây ưa ẩm nhưng không nên tưới nước quá nhiều cho cây sẽ làm cây kém phát triển. Chỉ khi nào thấy lá cây bắt đầu cuộn tròn thì mới bắt đầu tưới nước bổ sung.

Ngày nay, cây trúc không chỉ được trồng nhiều ở sân vườn mà còn được nhiều người tìm mua và trồng ở khuôn viên hoặc trong nhà mình. Trúc vừa mang lại nét thẩm mỹ cho căn nhà vừa có ý nghĩa diệt trừ tà ma, quỷ dữ. Thân cây mọc thẳng là tượng trưng cho người hiền sống ngay thẳng có khí phách. Chúc bạn sớm tìm được những loại trúc thích hợp để trang trí cho khuôn viên nhà mình nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *