Trekking là gì? Chuẩn bị, Lưu ý và Cung đường Trekking nổi bật ở Việt Nam

Trekking là gì? Phân biệt trekking với Hiking Walking và các hoạt động dã ngoại khác. Hoặc việc chuẩn bị, những lưu ý khi đi trekking an toàn, tốt nhất và cùng tìm hiểu những cung đường trekking đẹp nhất,đáng chú ý nhất ở Việt Nam nhé!

Trekking là gì? Khái niệm về Trekking
Trekking là gì? Khái niệm về Trekking

Trekking là gì? Khái niệm về Trekking

Trekking là một hoạt động giải trí ngoài trời hay một hoạt động dã ngoại (Outdoor Recreation hay Outdoor Activity) mà người đi trekking (hay được gọi là trekker) có những chuyến đi bộ đường dài, đi bộ leo núi nhiều ngày (multi-day hiking) tới những vùng ngoại ô, ngoài đô thị, phần lớn tới vùng đồi núi có địa hình gồ ghề, lởm chởm. Trekking ở đây khác với trekking mang ý nghĩa “đi di cư”. Nhiều trekker còn tham gia vào những chuyến đi dài ngày hơn, vượt qua nhiều vùng miền trên khắp thế giới, họ coi trekking như là một cách để di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác.

Hoạt động trekking không giống so với các hình thức du lịch khác bởi một số lý do. Điều kiện thời tiết và địa hình ảnh hưởng tới kế hoạch di chuyển của trekker nhiều hơn so với du lịch bằng các phương tiện khác như môtô, xe máy. Khi đi trekking, bạn có thể có được những điểm nhìn cận cảnh.

Rất nhiều trekker di chuyển tới những khu vực gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, họ có kinh nghiệm đi dã ngoại khác rất nhiều so với những người đi du lịch theo nhóm, tới những địa điểm nổi tiếng, đã có nhiều người tới. Điều này cho phép trekker có thể tương tác được với thế giới tự nhiên đầy thú vị.

Trekking là một hoạt động giải trí ngoài trời hay một hoạt động dã ngoại (Outdoor Recreation hay Outdoor Activity)
Trekking là một hoạt động giải trí ngoài trời hay một hoạt động dã ngoại (Outdoor Recreation hay Outdoor Activity)

Bạn có thể đi trekking ở bất kỳ nơi nào. Trên thế giới, có một số khu vực đặc biệt hấp dẫn đối với trekker như dãy Himalayas ở Châu Á, dãy Andes ở Nam Mỹ. Những chuyến đi trekking có thể được tổ chức ở những khu vực ít người lui tới, trên bất kỳ lục địa nào.

Độ dài của mỗi chuyến đi dài hay ngắn do những người tham gia quyết định, có thể từ một vài ngày đến cả năm. Độ mạo hiểm của chuyến đi đến mức nào cũng do những người tham gia quyết định. Bởi tính chất tự do của hoạt động trekking cũng nhưng độ đa dạng của những địa điểm đi trekking khiến hoạt động này thu hút số lượng lớn người tham gia.

Chuẩn bị gì khi đi Trekking

1. Bắt đầu luyện tập trekking thật sớm

Ngay cả khi chuyến đi leo núi được lên kế hoạch trước 12 tháng cũng không bao giờ là quá sớm để bắt đầu luyện tập. Hãy tìm cách cải thiện sức khỏe và thể lực của bạn dần dần, cho cơ thể bạn thời gian để thích nghi với các nhu cầu mới mà bạn đang đặt ra. Bằng cách đó, bạn có thể tận hưởng việc luyện tập leo núi và tránh nguy cơ bị thương.

2. Tập luyện đi bộ

Luyện tập đi bộ sẽ là nền tảng của chương trình luyện tập leo núi của bạn và điều quan trọng là phải lên kế hoạch đều đặn theo các loại khoảng cách mà bạn sẽ đi trên chuyến trek của mình. Ban đầu, hãy xen kẽ những ngày tập luyện với những ngày nghỉ nhưng khi thể lực của bạn được cải thiện, hãy tập luyện đều đặn mỗi ngày, điều này sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ hơn đối với chuyến đi trek thực tế của bạn. Nó cũng sẽ giúp bạn có sức chịu đựng đối với tính chất không ngừng nghỉ của một chuyến trek dài ngày, khi bạn không có những ngày nghỉ ngơi sang chảnh. Lý tưởng nhất là việc luyện tập đi bộ sẽ giúp bạn có thể đi bộ 4-6 giờ một cách thoải mái mà không bị eo hẹp hay thúc giục về mặt thời gian trước khi trở lại với công việc bận rộn thường ngày.

Tập luyện đi bộ
Tập luyện đi bộ

Đây có lẽ là một trong những bước đem lại hiệu quả rõ ràng nhất nhưng ngạc nhiên thay, khá nhiều người không thực hiện bước này. Cách tốt nhất để chuẩn bị cho một cuộc đi bộ thật sự dài là gì?… Có lẽ là bạn nên bắt đầu với những khoảng cách nhỏ một chút và kiên trì đi hết chiều dài mà bạn sẽ đi trong chuyến trek của mình.

3. Bảo đảm bản thân đi bộ đúng cách

Bạn có thể đã đi bộ từ khi bạn khoảng một tuổi, nhưng bạn không thể theo dõi cách bạn đi như thế nào và biết được rằng bạn có đi đúng cách hay không. Hãy bảo đảm rằng bạn chạm đất bằng gót chân trước, sau đó mới chuyển lên ngón chân, sau đó chân bạn mới được đẩy đến bước tiếp theo… và cứ thế… Hãy đi bộ với tư thế ngẩng cao đầu và mắt hướng về phía trước.

4. Cải thiện sức khỏe của chân với bài tập thể dục

Sức khỏe của chân sẽ là chìa khóa cho chuyến leo núi của bạn. Do đó, ngoài việc tập luyện đi bộ để tăng cường sức khỏe cho đôi chân mình, hãy thử cả các bài tập thể dục như ép chân hay squat…

5. Kết hợp địa hình tập luyện và các loại thời tiết

Khi bạn đang leo núi, bạn sẽ không thể đi bộ trên các lối và đường đi bộ. Vì thế, hãy tránh tập luyện trên những địa hình bằng phẳng này. Thay vào đó, hãy thử luyện tập trên những bề mặt tương tự với các con đường địa hình trong chuyến leo núi.  Việc bắt chước các điều kiện địa hình giống nhất có thể với địa hình bạn sẽ trải qua là rất quan trọng. Hãy thử và tập luyện trên địa hình tương tự với địa điểm leo núi của bạn.

Kết hợp địa hình tập luyện và các loại thời tiết
Kết hợp địa hình tập luyện và các loại thời tiết

Bạn cũng sẽ không thể có được một chuyến trek dài ngày với thời tiết hoàn hảo. Do đó, hãy chuẩn bị cho mình tất cả các trường hợp thời tiết bằng cách tập đi bộ khi trời lạnh, gió, ấm và ẩm ướt (tất nhiên là ở nơi có thể xảy ra những trường hợp này).

6. Chọn giày phù hợp cho chuyến trek

Giày leo núi có chất lượng tốt và thích hợp cho chuyến trek của bạn là điều rất cần thiết. Một đôi giày leo núi hỗ trợ tốt với sự bảo vệ mắt cá chân là rất quan trọng. Hãy tưởng tượng nếu đôi giày leo núi của bạn bị hỏng hoàn toàn và bạn phải nằm một chỗ vì chân đau, thì thời gian cho những vết phồng rộp chính là lúc này, chứ không phải trong suốt chuyến leo núi. Nói cách khách, bạn sẽ không lường trước được điều này khi đang trekking. Khi mua giày, hãy cố gắng mua vào buổi chiều khi bàn chân bạn to ra một chút để bạn có thể chọn được đúng cỡ giày.

7. Đừng quên tất trekking!

Những người leo núi tập trung rất nhiều vào giày, vì vậy rất dễ quên loại tất tốt nhất nên đi. Những đôi giày tốt nhưng khi kết hợp với những đôi tất không phù hợp sẽ làm hỏng chuyến trekking của bạn. Vì thế khi thử giày, hãy đi tất trekking. Hãy tìm các nguyên liệu như Coolmax với đặc tính thấm mồ hôi hay xem xét phạm vi Gore-text không chỉ thấm mồ hôi mà còn chống thấm nước nhé!

8. Thực hành sử dụng balo

Có khả năng bạn sẽ mang các đồ như thức ăn, đồ uống, quần áo dự phòng và có thể nhiều hơn nữa. Vì vậy, sự lựa chọn balo của bạn là rất quan trọng. Hãy tìm các mẫu có dây đai ngực và eo có thể điều chỉnh được để bạn đặt được balo chính xác trên lưng. Ngoài ra, các mẫu balo cũng nên có các đai bên ngoài chịu được sức ép. Hãy thực hành sử dụng balo (đã bao gồm đồ đạc) như một phần của việc luyện tập để bạn quen với trọng lượng balo. Bạn cũng nên thực hành với cùng loại giày và quần áo sẽ mặc trong thực tế.

9. Thử sử dụng gậy trekking

Thử sử dụng gậy trekking
Thử sử dụng gậy trekking

Khi bạn di chuyển đến các con đường sỏi đá hoặc đi xuống các con đèo, gậy trekking sẽ trở thành người bạn thân đồng hành cùng bạn. Nó làm giảm áp lực lên đầu gối của bạn, và hỗ trợ thêm cho bạn nữa. Hãy kết hợp với gậy trekking trong những buổi luyện tập của mình để quen với việc đi bộ có nó.

10. Nạp năng lượng cho chuyến trekking

Nhu cầu năng lượng của bạn sẽ tăng lên trong khi bạn leo núi. Hãy hướng mục tiêu tới những bữa ăn nhỏ và đồ ăn nhẹ thường xuyên trên đường đi để duy trì mức năng lượng. Phụ thuộc vào nguồn cung cấp trên thế giới, loại đồ ăn nhẹ ưa thích của bạn có thể không nhiều, nhưng hoa quả thì thường xuyên có sẵn lại dễ ăn khi di chuyển và có khả năng tuyệt vời trong việc giúp tăng năng lượng. Trong suốt quá trình tập luyện của mình, hãy thử nghiệm ăn trên đường đi để quen với cảm giác dạ dày không bị rỗng khi bạn đang đi trek.

11. Tâm lý tích cực khi đi trekking

Bạn càng thích thú trước khi khởi hành, chuyến trek của bạn càng dễ dàng. Bạn sẽ phải dành nhiều thời gian, nỗ lực (và có thể cả tiền nữa!) để tới được địa điểm leo núi của mình. Vì vậy, bạn càng phải nghĩ tới những điều tích cực, ví dụ: Nhân chuyến leo núi này, bạn có thể sẽ có thân hình đẹp và học được kỹ năng phù hợp để leo núi.

Sự khác biệt giữa Trekking và Hiking Walking

Nếu chỉ nhìn theo góc độ của sự chuyển động vật lý thì sẽ không có bất kỳ sự khác biệt nào giữa hiking và trekking, tuy nhiên, theo một cách tổng thể thì 2 hoạt động này có những sự khác nhau đang kể. Cả hiking và trekking đều là hoạt động đi bộ đường dài, đi bộ leo núi, đi lên rừng, tuy nhiên hiking phần lớn đi trên đường mòn có sẵn hoặc đường nhựa, đường đã được làm, trong khi trekking lại được thực hiện trên nhiều bề mặt địa hình, có nhiều mạo hiểm và thử thách hơn. Bạn có thể hiking hay trekking trên quãng đường ngắn, trong một hoặc hai ngày, hay trên quãng đường dài trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng, tuy nhiên các công việc trong từng ngày và các hoạt động liên quan lại khác nhau.

“Walk” hay “go on a walk” là từ chung nhất để chỉ việc đi bộ, tức hành vi di chuyển luôn có một chân chạm mặt đất. Lưu ý, nếu bạn “đi bộ” mà có 2 chân rời khỏi mặt đất, người ta gọi đó là “chạy” – “running” hoặc “jogging”. Tuy nhiên, tiếng Anh có nhiều hơn một cách diễn đạt hành vi “đi bộ”.

Như vậy, “walking” được sử dụng với nghĩa chung nhất, là hoạt động đi bộ. “Hiking” và “trekking” là hai hoạt động đi bộ tương đối riêng biệt, với cách thức, thời gian, mục đích và địa điểm khác nhau.

Sự khác biệt lớn nhất giữa hiking và trekking là cường độ. Hiking là hoạt động thường có sự di chuyển ở mức dễ dàng tới vừa phải, mặc dù một số người biện luận rằng hiking cũng vất vả không kém gì trekking. Tuy nhiên, khi trekking, trekker thường đi trên nhiều bề mặt địa hình đa dạng hơn, họ có thể đi trên một đoạn đường mòn có sẵn, sau đó có thể đi rừng, đi trên những con đường chưa bao giờ được khai phá. Trekker thường phải sử dụng bản đồ và kỹ năng định hướng, định vị để tìm đường, họ phải có bộ sơ cứu y tế và những  kỹ năng sinh tồn đã được chuẩn bị sẵn sàng trước chuyến đi. Trong khi đó, hiker (những người đi hiking) thường trung thành với những còn đường mòn đã có sẵn, và không di chuyển vào những nơi có địa hình không rõ ràng.

Trang thiết bị mang theo khi hiking và trekking cũng khá đa dạng tuỳ thuộc vào từng hoạt động. Trekker thường cần những trang thiết bị có sức bền tốt, họ thường cần những kỹ năng cần thiết để tìm hoặc dựng chỗ nghỉ chân, trú ẩn. Cả hiker và trekker đều cần một chiếc balô cứng cáp, đồ giữ nước, sức khoẻ để có thể di chuyển suốt quãng đường mà họ đã vạch ra.

Di chuyển trên đường:
– Di chuyển theo cự ly để có thể hỗ trợ nhau trong trường hợp có sự cố, không nên tách ra đi một mình.
– Uống nước vừa phải, không nên uống quá nhiều dẫn đến chóng mệt mỏi.
– Nên hạ trại bên cạnh nguồn nước, đốt một đống lửa to và duy trì ngọn lửa suốt đêm.
– Nghiên cứu bản đồ khu vực, tính toán khoảng cách di chuyển hợp lý để không rơi vào tình huống nguy hiểm. Xem trước dự báo thời tiết. Chuẩn bị giấy giới thiệu nếu khu vực biên giới hoặc khu bảo tồn.

Để có một chuyến đi an toàn

1. Giày

Điều quan trọng nhất khi trek nói riêng và đi phượt nói chung là bạn phải có một đôi giày thật tốt .

Nhiều bạn đi giày vẫn bị ngã vì đế giày không bám đất. Hãy mua một đôi giày có đế thật tốt, khi ấy, tinh thần bạn cũng sẽ vững vàng và tự tin bước đi.

2. Balo

Tiếp theo là balo, balo không bao giờ nên có những vật dụng thừa và luôn giới hạn trong cân nặng 5-10 kg.

Hãy chọn loại balo có dây thắt cố định để tránh trường hợp balo lắc lư khi di chuyển. Thử hình dung xem, mỗi bước chân bạn đi phải nghỉ 1, 2 phút để cố định lại balo, như vậy rất mất thời gian và tốn sức.

Balo cũng chỉ nên giới hạn ở những vật dụng cần thiết như quần áo, đồ dùng cá nhân, dụng cụ y tế, đồ ăn nhẹ, nước uống, đèn pin, …

3. Định vị

Chúng ta nên cảm thấy may mắn hơn các thế hệ đàn anh trước vì những dụng cụ như bản đồ, la bàn, đèn pin, GPS đều được tích hợp trong chiếc smartphone nhỏ gọn, bất cứ lúc nào cần có thể dễ dàng lấy ra sử dụng.

4. Đồ dùng bảo hộ

Quần áo và đồ dùng cá nhân có lẽ không cần phải nói vì ai cũng có thể chuẩn bị được. Bài viết này chỉ lưu ý cho các bạn về dụng cụ y tế và đồ ăn, nước uống khi đi trek.

Quãng đường trekking có thể dài hay ngắn, địa hình đơn giản hay phức tạp nhưng sẽ lấy đi của bạn phần lớn sức lực và đưa bạn vào những tình huống bất ngờ. Do đó chuẩn bị dụng cụ y tế và đồ ăn, nước uống là một điều vô cùng cần thiết.

Với những cung đường thường có nhiều bụi cây gai và những mỏm đá sắc nhọn, các bạn nên chuẩn bị găng tay, băng cá nhân, dầu gió, cồn y tế và thuốc xịt côn trùng.

5. Nạp năng lượng khi Trekking

Một vấn đề mà ai cũng gặp phải khi trekking là mất nước và đói.

Bạn không thể uống nước liên tục khi đang trekking cũng như bạn không thể dừng lại thường xuyên để nạp năng lượng được.

Khi trek rừng hay trek đỉnh, bạn có thê rsẽ luôn cảm thấy mất nước dù cơ thể không đổ mồ hôi, cũng không cảm thấy đói mà chỉ thấy háo nước thôi. Cứ uống nước thì sẽ cảm thấy người nặng nề, môi miệng càng háo và lười đi.

Kinh nghiệm để khắc phục tình trạng này:

  • Bạn có thể pha Orezol để chống mất nước, hoặc uống viên C sủi, sâm hay nước có chất điện giải. Một mẹo để tránh uống nhiều nước là ngậm, súc miệng rồi nhổ đi, môi miệng sẽ hết cảm giác háo mà cơ thể không phải nhận thêm nước.
  • Đồ ăn thì cứ thủ sẵn trong túi một thanh socola đen, thi thoảng thấy đói thì lôi ra nhấm nháp. Khoa học chứng minh socola có tác dụng rất tốt với hệ tuần hoàn, não bộ và đặc biệt là giúp tinh thần tốt hơn.

Con đường phía trước không còn xa vời và cái đích ở ngay trước mắt, hãy quên hết mệt mỏi mà cứ thế bước đi.

6. Di chuyển an toàn

Trekking không phụ thuộc vào tốc độ, nếu bạn đi trek để lấy “số má” về tốc độ hay khoe thành tích thì bạn nên đăng ký dự thi leo Fansipan cùng với các porter người Mông.

Trekking coi trọng sự an toàn, luôn luôn yêu cầu các trekker phải di chuyển trong cự ly phù hợp để có thể hỗ trợ nhau khi gặp sự cố.

17 cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam

Tà Năng – Phan Dũng

Cung đường trekking xuyên rừng đi qua ba tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận đang thu hút những người mê khám phá ở phía Nam. Điểm xuất phát từ xã Tà Năng hoặc xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), cần khoảng 3 ngày 2 đêm để trải qua gần 60 km băng rừng, leo đèo, vượt suối, di chuyển từ độ cao 1.100 m xuống còn 500 m so với mực nước biển.

Vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận

Vườn quốc gia Núi Chúa nằm phía Đông Bắc tỉnh Ninh Thuận, thuộc huyện Ninh Hải. Với diện tích gần 30.000 ha cùng chiều dài 57km, Núi Chúa có hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy ở nước ta, có nhiều sinh vật quần tụ phong phú và đa dạng. Tuy tại đây ít mưa nhưng lại có “Hồ treo” quanh năm nước trong xanh cùng nhiều con suối lớn như Lồ Ô, Đông Nha, Kiền Kiền không bao giờ cạn nước.

Nơi rừng và biển giao hòa này rất phù hợp cho những chuyến đi dã ngoại. Giữa không gian trầm lắng giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ quyến rũ, bạn sẽ được vùng vẫy trong làn nước mát lạnh, ngắm nhiều cảnh đẹp nên thơ, mạo hiểm trên những vách núi chênh vênh bên bờ biển hoặc khám phá những hang động thiên nhiên tuyệt đẹp. Nếu dựng lều cắm trại qua đêm ở Núi Chúa vào đúng thời điểm, bạn còn có thể tận mắt xem rùa biển đẻ trứng.

Vườn quốc gia Nam Cát Tiên

Rừng Nam Cát Tiên cách TP HCM khoảng 160 km, nằm trên địa bàn ba tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. Để đến Nam Cát Tiên, bạn đi theo quốc lộ 1A đến ngã ba Dầu Giây, rẽ trái theo quốc lộ 20 (đường lên Đà Lạt) đi khoảng 58 km thì tới ngã ba Tà Lài, rẽ trái và đi tiếp khoảng 24 km là đến Nam Cát Tiên.

Nơi đây thu hút du khách thích cảm giác hòa mình với thiên nhiên hoặc phiêu lưu tìm đến nơi bình yên với động thực vật phong phú. Đến Nam Cát Tiên, bạn có thể chọn cho mình hình thức lưu trú là ngủ lều với giá thuê lều dao động từ 80.000 đến 200.000 đồng một chiếc.

Hòn Bà, Khánh Hòa

Hòn Bà là một khu rừng nguyên sinh nằm ở độ cao 1.578 m, cách thành phố Nha Trang khoảng 60 km về phía Tây Nam. Theo quốc lộ 1A từ Nha Trang về TP HCM khoảng 20 km, đến ngã ba rẽ vào Hòn Bà tại xã Suối Cát, huyện Cam Lâm. Đi vào khoảng hơn 1 km gặp cột cây số đầu tiên báo đoạn đường 37 km lên đến đỉnh Hòn Bà. Từ đây, con đường đi qua một vài khu dân cư thưa thớt rồi đến hồ nước Suối Dầu khá rộng.

Vườn quốc gia Cúc Phương

Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trên địa phận 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa, là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam. Đây là điểm tham quan hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước về sự đa dạng của các chủng loài trong hệ sinh thái rừng cùng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

Tả Liên Sơn, Lai Châu

Núi Tả Liên (còn gọi là núi Cổ Trâu) thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu. Ngọn núi có độ cao 2.993 m so với mặt nước biển, có khung cảnh núi non hùng vỹ cùng với thảm thực vật rừng nguyên sinh.

Theo phượt thủ Hachi8, để leo lên đỉnh Tả Liên, bạn cần 3 ngày 2 đêm. Trưa ngày 1 bắt đầu leo, đường hoàn toàn là lối mòn mà dân bản hay đi rừng. Bạn có thể nghỉ đêm tại hang đá mà dân đi rừng hay leo vì gần như không có lán trại trên đường. Bạn cần tìm điểm nghỉ bằng phẳng, gần nguồn nước trước khi trời tối. Ngày 1 chỉ cần leo 3-4 tiếng là đủ tới cao độ 1.900 m. Ngày 2, leo lên đỉnh cao độ 2.993 m. Lên đỉnh trước 14h để có thể quay lại điểm nghỉ trước khi trời tối. Ngày 3, xuống núi, tầm trưa tới bìa rừng. Di chuyển về Sapa trước chiều tối.

Bidoup – Núi Bà, Lâm Đồng

Bidoup là ngọn núi cao nhất Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, thuộc huyện Lạc Dương cách Đà Lạt khoảng 50 km. Bạn cần có các kỹ năng đi rừng và leo núi, trang bị những dụng cụ cần thiết cho chuyến chinh phục đỉnh cao 2.287 m cũng như lựa chọn hành trình phù hợp. Nếu là người lần đầu leo núi với sức khỏe vừa phải, có thể chọn hành trình ngày thứ nhất từ đường ĐT 723 lên đến bãi cắm trại gần đỉnh núi (dài 17 km), ngày thứ 2 từ bãi cắm trại lên đỉnh núi Bidoup và xuống chân núi tại trạm Long Lanh (dài 10 km). Cảnh vật trên hành trình chinh phục đỉnh Bidoup rất đẹp, những đồi thông, thảm thực vật, thác nước… khiến bạn xua tan bớt mệt mỏi.

Chư Yang Sin, Đắk Lắk

Chư Yang Sin là một trong những dãy núi cao nhất và hùng vĩ nhất Đắk Lắk, có nhiều đỉnh núi nối liền nhau với độ cao, nằm gọn trong khuôn viên Vườn quốc gia Chư Yang Sin thuộc địa bàn hai huyện Krông Bông và Lak.

Hành trình chinh phục Chư Yang Sin cần ít nhất 3 ngày 2 đêm, xuất phát từ trung tâm huyện Krông Bông. Chặng đường trekking sẽ có điểm dừng ở điểm độ cao 1.700 m, dựng trại nghỉ qua đêm, và chinh phục điểm cao nhất tại 2.442 m. Tại đây bạn có thể quan sát toàn bộ thung lũng Lang Biang và thấy rõ toàn cảnh thành phố Buôn Ma Thuột như một tấm bản đồ thu nhỏ.

Để thực hiện chuyến đi, bạn cần liên hệ trước với Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin, thực hiện theo các nội quy, không xâm hại đến tài nguyên rừng.

Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng

Vườn quốc gia Cát Bà là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn và đặc biệt thu hút đối với những du khách thích tìm tòi phiêu lưu mạo hiểm. Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, núi non trùng điệp cùng hệ sinh thái rừng phong phú, đa dạng nên nơi đây được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Núi Lảo Thẩn, Lào Cai

Núi Lảo Thẩn được mệnh danh là nóc nhà Y Tý, thuộc xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, là địa điểm lý tưởng để kết hợp trekking và “săn” mây trong 2 ngày một đêm. Di chuyển đến Y Tý, gửi xe máy tại trang trại rau rất lớn tại đường vào bản Phìn Hồ (từng là sân bay quân sự thời Pháp thuộc) và bắt đầu hành trình chinh phục Lảo Thẩn cao 2800 m. Lưu ý nên hỏi nhờ người dân bản dẫn đường cũng như mang theo đồ ăn khô đủ cho hành trình.

Lùng Cúng, Yên Bái

Đỉnh Lùng Cúng được đặt theo tên một bản làng nằm sâu trong vùng núi hiểm trở bậc nhất tại xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái. Leo Lùng Cúng mất khoảng 2 ngày một đêm trong rừng để tới đỉnh và xuống núi. Bạn có thể leo từ 3 hướng khác nhau là bản Thào Chua Chải, bản Lùng Cúng hoặc bản Tu San. Hành trình sẽ đi qua rừng nguyên sinh có cảnh quan rất đẹp, bạn sẽ bắt gặp những thảm thực vật độc đáo hoặc tán lá phong.

Núi Bà Đen, Tây Ninh

Là ngọn núi cao nhất miền Đông Nam Bộ (986 m), cách TP. Tây Ninh 11 km về phía Đông Bắc, núi Bà Đen thu hút đông đảo phượt thủ chinh phục mỗi cuối tuần. Nhìn từ xa, núi Bà Ðen sừng sững như một chiếc nón úp giữa đồng bằng, nửa như muốn thách thức, nửa như quyến rũ những người ưa khám phá. Càng lên cao không khí trên núi càng mát dịu, lên đến đỉnh núi, bạn sẽ được thỏa thích phóng tầm mắt ngắm nhìn quang cảnh của một vùng đất hoang sơ nhưng đầy thơ mộng.

Apachai, Điện Biên

Apachai (xã Xín Thầu – huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) là điểm cực Tây của Việt Nam, nằm ở ngã ba biên giới của Việt Nam, Lào và Trung Quốc.

Cột mốc Apachai nằm trên độ cao 1.400 m so với mặt nước biển, làm bằng đá hoa cương với bệ đỡ vuông quay mặt về ba hướng. Từng mặt đều khắc tên nước bằng chữ quốc ngữ và quốc huy của mỗi quốc gia.

Cung đường trek ở Apachai không quá khó khăn như Fansipan nhưng cũng khiến nhiều trekker “mất sức”. Để chinh phục Apachai, các trekker mất từ 3-5 tiếng leo lên và xuống, tùy điều kiện thời tiết.

Núi Hàm Lợn, Hà Nội

Nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 40 km, núi Hàm Lợn là điểm trekking cuối tuần lý tưởng cho nhiều người. Với độ cao 462 m, nơi đây thường được chọn tập dượt cho những chuyến trekking Fansipan hay Apachai.

Dân phượt thường có hai con đường để chinh phục đỉnh núi. Cách thứ nhất và cũng dễ hơn là đi theo đường mòn bằng phẳng, ít bụi rậm và chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Cách thứ hai phù hợp với người ưa mạo hiểm là đi men theo suối. Thời gian di chuyển mất khoảng 4 giờ.

Bạn nên mang theo lều cắm trại qua đêm trên núi. Khi đó, bạn sẽ được ngắm khung cảnh đẹp ngỡ ngàng trong ánh bình minh hay hoàng hôn cuối ngày.

Mai Châu, Hòa Bình

Thung lũng Mai Châu (Hòa Bình) là điểm trekking tuyệt vời cho những chuyến du lịch trekking.

Cung đường trek Mai Châu đi xuyên qua những cánh đồng lúa xanh mướt, những bản làng tuyệt đẹp của người Mường, người Thái. Ở đây, các du khách cũng sẽ có cơ hội thưởng thức đặc sản và tiếp cận phong tục tập quán của người bản địa.

Hồ Ba Bể, Bắc Kạn

Hồ Ba Bể nằm trong vườn quốc gia Ba Bể, lọt thỏm trong những núi đá vôi khổng lồ của tỉnh Bắc Kạn. Thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp của sông, suối, hang động, thác nước, ruộng lúa khiến nơi đây có cung đường trek được dân du lịch mạo hiểm yêu thích.

Vườn Quốc gia Bạch Mã

Cách thành phố Huế khoảng 50 km đi theo Quốc lộ 1 A về phía nam, Vườn Quốc gia Bạch Mã thuộc địa phận Huyện Phú Lộc phía nam giáp thành phố Đà Nẵng. Vườn quốc gia Bạch Mã có độ cao 1.450m so với mặt nước biển, được kỹ sư người Pháp tên M. Girard phát hiện vào năm 1932, sau đó được chính người Pháp biến nơi đây thành khu vực nghỉ dưỡng với hệ thống 139 biệt thự, khách sạn, bể bơi, đường giao thông… Có lẽ, sẽ không đủ thời gian để ai đó muốn khám phá Bạch Mã chỉ trong vòng một ngày.

Từ chân Bạch Mã, du khách có hai sự lựa chọn để bắt đầu chương trình du lịch. Hoặc là tự đi bộ lên núi và lần dở những nét đẹp trong bức tranh muôn màu nơi đây, hoặc sẽ thông qua một phương tiện vận chuyển duy nhất là ô tô với giá rất vừa phải (900.000 đồng/chuyến) vừa đi vừa về

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *