Đằng sau những bài biểu diễn và những vũ đạo hoành tráng trên sân khấu đó chính là công sức của những người làm biên đạo múa. Vậy ngành biên đạo múa là gì và cần những tố chất gì để thành công trong nghề? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Ngành biên đạo múa là gì ?
Biên đạo múa là một nghệ thuật mà trong đó họ sử dụng những động tác để thể hiện trên nền bài nhạc hoặc một bài hát. Những người làm biên đạo múa sẽ là những người chịu trách nhiệm dàn dựng các động tác và sắp xếp cho các nghệ sĩ biểu diễn. Họ chính là những người thổi hồn vào bài nhạc khiến bài nhạc trở nên sinh động và mang những cảm xúc của nghệ sĩ đến gần với khán giả hơn.
Công việc cụ thể của Biên đạo múa như sau:
Sáng tác, chỉnh sửa, cho ra đời những bước nhảy mới để tạo ra các vũ điệu hoàn chỉnh.
Phối hợp chặt chẽ với các vũ công, đưa ra định hướng và khích lệ họ trong quá trình làm việc. Đồng thời làm mẫu, hướng dẫn tỉ mỉ, giúp họ có thể truyền tải hết tinh thần của tiết mục.
Dàn dựng các tiết mục sân khấu, truyền hình, hoặc các màn trình diễn, video âm nhạc, các buổi diễn thời trang, hoặc các sự kiện lớn nhỏ khác.
Các Biên đạo múa cũng nhận dạy kèm (huấn luyện viên) cho những người có nhu cầu học múa và dàn dựng bài múa, thường là các ca sĩ, diễn viên với mục đích đóng phim hoặc tham gia các chương trình giải trí.
Tại sao nên học ngành biên đạo múa
Cơ hội và thách thức của ngành biên đạo múa
Trong xu thế hội nhập văn hóa hiện nay, nghành biên đạo múa có những thuận lợi và thách thức để phát triển. Để gìn giữ những điệu múa dân gian cũng như phát triển các điệu múa ấy trên nền nhạc đương đại, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ cho những người nghệ sĩ có tâm và theo đuổi với nghề. Nhiều trường học công lập được lập ra để đào tạo các học viên theo học.
Tuy nhiên với sự du nhập của các nền văn hóa nước ngoài đang cạnh tranh với nền nghệ thuật nước nhà. Nhiều người còn nhầm lẫn với biên đạo múa và biên đạo nhảy, múa dân gian múa đương đại, múa hiện đại, vơi các vũ đạo nhảy hiện đại. Nhiều người còn có khái niệm mơ hồ với việc phân biệt các điệu múa với nhảy. Tuổi nghề ngắn với nhiều cạnh tranh, đòi hỏi nghề nghiệp nhiều áp lực nhưng vẫn còn có nhiều nghệ sĩ tâm huyết với nghề ở lại.
Mức lương của ngành biên đạo múa
Hiện nay trong lĩnh vực nghệ thuật thường có khá nhiều cuộc thi liên quan đến nhảy múa dành cho những thí sinh không chuyên. Các biên đạo múa sẽ đảm nhận một vai trò là huấn luyện cho những người tham gia. Chính vì vậy đây có thể gọi là cơ hội để những nhà biên đạo múa khẳng định được bản thân và nâng cao trình độ. Mức lương đối với một nhà biên đạo múa cũng tùy theo kinh nghiệm và năng lực, khả năng của bản thân:
Đối với sinh viên ra trường hoặc có ít kinh nghiệm thì trung bình mức thù lao khoảng 3 triệu vnđ/ 1 bài nhảy.
Đối với một nhà biên kịch có nhiều kinh nghiệm, mức lương của một biên đạo múa khoảng 10 triệu vnđ/ bài nhảy
Nghề biên đạo múa thường có giá đến vài chục triệu một bài nhảy là điều không quá hiếm. Tuy nhiên, để đạt được mức lương như vậy bạn phải là người có tiếng, có vị thế cũng như có chỗ đứng trong lĩnh vực nghệ thuật.
Chương trình học của biên đạo múa
Ngành Biên đạo múa là ngành học đào tạo các diễn múa, các nhà biên đạo các bài múa cho các diễn viên nghệ sĩ múa. Người biên đạo là người sẽ dàn dựng ra các tiết mục, sắp xếp các vị trí, các động tác múa của người biểu diễn trên nền nhạc dân gian hoặc đương đại, chỉ họ các động tác đúng và hướng dẫn họ làm động tác một cách mềm mại để có được bài biểu diễn hoàn hảo nhất. Các tiết mục biểu diễn ấy tại các chương trình ca nhạc, các game show…
,
Các khối thi vào ngành Biên đạo múa
– Mã ngành: 7210243
– Ngành Biên đạo múa xét tuyển các khối sau:
S00 (Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2)
S01 (Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2)
N03 (Ngữ văn, Kiến thức ngành, Chuyên môn: Biên đạo tại chỗ)
Điều kiện đối với thí sinh thi ngành Biên đạo múa:
Đối với những bạn thi nhóm ngành Biên đạo múa cần phải tốt nghiệp hệ trung cấp hoặc Cao đẳng nghệ thuật múa.
Có sức khỏe tốt để học tập
Ngoại hình ưa nhìn, Nam cao 1m65, nữ cao 1m55
Không có khuyết tật về cơ thể
Học biên đạo múa ra trường làm gì?
Sau khi học ngành Biên đạo múa, các bạn có thể làm việc tại những vị trí như sau:
Là người sáng tác và chỉnh sửa những động tác nhằm đưa ra đời những bước nhảy mới để có thể tạo ra những vũ điệu hoàn chỉnh.
Phối hợp với các vũ công để định hướng họ trong quá trình làm việc, làm mẫu giúp những vũ công hiểu được ý nghĩa cũng như tinh thần của tiết mục.
Xây dựng những tiết mục sân khấu điện ảnh, truyền hình, những buổi sự kiện lớn nhỏ.
Tham gia hướng dẫn các diễn viên, nghệ sĩ với mục đích đóng phim hoặc các chương trình giải trí.
Với các vị trí trên, bạn sẽ làm việc tại những nơi như:
Các nhà hát, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp;
Các sự kiện, lễ hội;
Trung tâm đào tạo múa chuyên nghiệp, các trung tâm văn hóa nghệ thuật;
Trường đào tạo giáo dục có chuyên ngành múa;
Các dự án thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Những tố chất cần có đối với một nhà Biên đạo múa
Để thành công trong nghề Biên đạo múa, người học phải có những tố chất sau:
Yêu âm nhạc, yêu các điệu múa;
Có năng lực cảm thụ âm nhạc và các chuyển động dựa trên nền nhạc;
Chuyển động cơ thể vừa dẻo dai vừa linh hoạt;
Sức sáng tạo lớn;
Tư duy nghệ thuật, sắp xếp tốt;
Chăm chỉ, kiên trì, không ngại khó;
Sức khỏe dẻo dai;
Phối hợp, làm việc nhóm tốt…
Các trường đào tạo ngành Biên đạo múa
Ở nước ta hiện nay chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Biên đạo múa, chỉ có 2 trường sau:
Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội
Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành biên đạo múa do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành học của mình bạn nhé!