Nghề Âm thanh, ánh sáng – Học gì để làm tốt nghề âm thanh ánh sáng

Những năm gần đây, nhu cầu về âm thanh, ánh sáng ngày một công phu và hoành tráng, vì vậy đây là ngành học được khá nhiều bạn trẻ theo học. Dưới đây là những thông tin cần biết giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghề âm thanh, ánh sáng, cùng theo dõi nhé!

Nghề Âm thanh – Ánh sáng là gì?

Nghề Âm thanh – Ánh sáng là gì?

Nghề Âm thanh – Ánh sáng là một nghề đã rất quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống đời thường, xuất hiện nhan nhản trên sách báo, internet v.v… tuy nhiên nghề này ở Việt Nam vẫn còn rất mới lạ.

Âm thanh – ánh sáng là hai loại hình nghệ thuật có mối liên quan chặt chẽ với nhau, đặc biệt trong lĩnh vực sân khấu, có sự hỗ trợ nhau, âm thanh đạt cái hay thì ánh sáng phải đạt đến cái đẹp.

Ngành Thiết kế âm thanh – ánh sáng chính là ngành học liên quan đến một loại hình biểu diễn nghệ thuật. Với sự hỗ trợ của các loại máy móc thiết bị hiện đại, các kỹ sư sẽ điều chỉnh âm thanh cùng với ánh sáng để phù hợp với nội dung trên sân khấu. Đây là phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong mọi chương trình.

Tại sao nên học nghề âm thanh – ánh sáng

Tại sao nên học nghề âm thanh – ánh sáng

Nhu cầu của ngành âm thanh – ánh sáng

Những năm gần đây nhu cầu thiết kế âm thanh và ánh sáng cho những gameshow, chương trình thời trang, ca múa nhạc đòi hỏi công phu hơn và hoành tráng hơn. Trước nhu cầu đó, ngành thiết kế âm thanh và ánh sáng ra đời để thực hiện các chương trình biểu diễn một cách chuyên nghiệp hơn. Ngành này phát triển không ngừng trong thời gian gần đây.

Với sự hỗ trợ đắc lực của các loại máy móc thiết bị điện tử hiện đại, các kỹ sư – những người thợ chuyên nghiệp điều chỉnh âm thanh và ánh sáng biểu diễn đóng vai trò rất quan trọng, luôn gắn bó chặt chẽ và là một phần không thể thiếu được của mọi loại hình biểu diễn nghệ thuật. Không như một vài người lầm tưởng, vai trò của ánh sáng trong lĩnh vực sân khấu cũng rất quan trọng không thua gì âm thanh. Nếu như âm thanh phải đạt được cái hay, thì ánh sáng cũng phải đạt tới cái đẹp. Hai loại nghệ thuật này tuy khác nhau hoàn toàn, nhưng trong lĩnh vực sân khấu, nó có sự tương hỗ đặc biệt.

Mức lương ngành Thiết kế âm thanh – ánh sáng

Mức lương của kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng cũng rất hấp dẫn vì ngành này còn thiếu rất nhiều nhân lực. Tuy nhiên, mức lương trong ngành âm – thanh ánh sáng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ, vị trí công việc, đơn vị công tác.
Sinh viên mới ra trường đang trong thời gian thử việc, chưa có kinh nghiệm sẽ có mức lương khoảng từ 3 – 4 triệu đồng/tháng.
Đối với những người có nhiều kinh nghiệm từ 2 – 3 năm sẽ có mức lương khoảng từ 5 – 7 triệu/ tháng.
Đối với những người phụ trách âm thanh, ánh sáng trong những đài truyền hình lớn sẽ có mức lương khoảng 10 – 12 triệu/tháng.
Ngoài ra, nếu bạn làm trong lĩnh vực này mà làm tự do mức thu nhập sẽ cao hơn.

Thách thức của ngành âm thanh ánh sáng

Hiện nay một trong những rào cản lớn nhất đối với các bạn sinh viên có mong muốn lựa chọn học chuyên ngành này là không tìm được môi trường đào tạo chất lượng. Hiện tại rất ít trường uy tín đào tạo hệ chính quy vì tính chất đặc biệt và không đáp ứng lượng giảng viên đào tạo. Một trong những giải pháp tốt nhất là các bạn tìm hiểu về các trường Trung cấp hoặc trung tâm đào tạo ngắn hạn.

Vấn đề về kĩ năng trước tiên là bạn phải đáp ứng được tần suất dày đặc của Công việc. Đối với ngành Văn Phòng hay các lĩnh vực chuyên môn khác có thể bạn chỉ cần làm giờ hành chính, riêng với bộ môn này có thể bạn sẽ làm không kể ngày đêm, đi theo Ekip và tính công việc theo Dự án. Đòi hỏi cao nhất là SỰ BỀN BỈ và SỨC KHOẺ TỐT.

Học ngành âm thanh – ánh sáng là học gì ?

Học ngành âm thanh – ánh sáng là học gì ?

Chương trình đào tạo ngành Thiết kế âm thanh – ánh sáng cung cấp những kiến thức cơ bản lý thuyết về âm thanh – ánh sáng sân khấu, được tiếp cận với phương tiện kỹ thuật và phương pháp làm việc chuyên nghiệp. Ngoài ra, sinh viên còn được thực hành trên hệ thống thiết bị âm thanh, ánh sáng mới từ đơn giản đến hiện đại; được làm việc với Đạo diễn sân khấu về tư duy thiết kế âm thanh và ánh sáng cho các chương trình ca nhạc, kịch ở các thể loại khác nhau.

Đến với lộ trình Đào tạo của ngành các bạn sẽ được học bài bản tất cả các kĩ năng chuyên sâu liên quan trực tiếp đến việc làm trong tương lai. Đồng thời để phát triển thêm các kĩ năng các bạn còn được học thêm các môn học nền tảng liên quan đến các nội dung khác.
Lộ trình học:
1. Hệ thống điện cho âm thanh và ánh sáng.
2. Nghiệp vụ thiết kế âm thanh – ánh sáng.
3. Kỹ thuật âm thanh (các thiết bị âm thanh và cách sử dụng hiệu quả).
4. Kỹ thuật ánh sáng sân khấu (các thiết bị và nguyên lý hệ thống ánh sáng).
5. Tổ chức biểu diễn
6. Thực hành kỹ thuật và thiết kế âm thanh – ánh sáng sân khấu, trường quay.

Học ngành âm thanh, ánh sáng ra trường làm gì ?

Học ngành âm thanh, ánh sáng ra trường làm gì ?
Theo học ngành Thiết kế âm – thanh ánh sáng bạn có thể làm việc tại những vị trí sau:
  • Trở thành chuyên viên đào tạo về lĩnh vực thiết kế âm thanh ánh sáng tại các công ty tổ chức sự kiện trong và ngoài nước;
  • Làm việc tại các trung tâm sản xuất phim truyện truyền hình;
  • Làm việc tại các khách sạn chuyên tổ chức sự kiện, hội thảo…
  • Trở thành đạo diễn âm thanh, sánh sáng trong các chương trình gameshow truyền hình;
  • Làm việc tại các đơn vị truyền hình trong và ngoài lực lượng vũ trang;
  • Làm việc tại các trung tâm văn hóa tại các tỉnh, quận, huyện;
  • Có khả năng làm tự do, mở dịch vụ liên quan đến lĩnh vực âm thanh ánh sáng.

Học ngành âm thanh ánh sáng ở đâu tốt?

Ở Việt Nam hiện chưa có trường đào tạo ngành Thiết kế âm thanh – ánh sáng, tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực này có thể theo học tại các trung tâm đào tạo về âm thanh – ánh sáng hoặc thi và chuyên ngành Đạo diễn âm thanh – ánh sáng sân khấu của trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.

Những kỹ năng cần thiết của một kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng

Những kỹ năng cần thiết của một kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng
Kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng là công việc sáng tạo khá quan trọng của công nghiệp sản xuất âm nhạc, điện ảnh, giải trí. Nhưng cho tới nay, việc đào tạo ngành này vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam và chưa có những chương trình đào tạo chuyên nghiệp. Các bạn có thể tìm hiểu và đăng kí học tại Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh, ĐH Hoa Sen, Cao đẳng Phát thanh Truyền hình… chủ yếu là các chương trình đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ. Phần lớn các kỹ sư âm thanh, ánh sáng đang làm việc tại các studio, các sân khấu đều được học từ nước ngoài về, hoặc “săn” sư phụ và truyền nghề, học lóm.

Một kỹ sư âm thanh cần có các phẩm chất sau:

  • Nhanh nhạy và chính xác: với kỹ sư âm thanh tất cả đều là công việc điều chỉnh, chính xác và mau lẹ, họ cần phản ứng nhanh với những yêu cầu đưa ra.
  • Trí tưởng tượng: vừa là kỹ thuật viên vừa là nghệ sĩ, kỹ sư âm thanh cần tìm những phương pháp mới lạ để đạt được hiệu ứng như mong đợi.
  • Ham hiểu biết: các phương tiện kỹ thuật luôn được cải tiến nhanh chóng, họ cần phải nắm bắt thông tin và tự tìm tư liệu để luôn bắt kịp xu hướng.
  • Kỹ sư ánh sáng là những người hiểu rõ thiết kế, lắp đặt, bảo trì và vận hành của hệ thống ánh sáng. Điều này đòi hỏi bạn phải có kiến thức đi dây điện và kỹ thuật điện cùng khả năng đọc hiểu bản vẽ. Những kỹ sư ánh sáng có thể xuất thân từ kỹ sư điện tử, điện tự động hóa. Hiểu biết về thiết kế kiến trúc cũng sẽ giúp ích nhiều trong công việc của bạn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành âm thanh, ánh sáng do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành học của mình bạn nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *