Nghề kiểm lâm – Tất cả những thông tin về nghề kiểm lâm có thể bạn chưa biết ?

Nghề kiểm lâm là một nghề rất đặc biệt. Nó yêu cầu hội tụ những yếu tố quý giá nhất của một con người Tình yêu–Sức khỏe–Trí tuệ–Lòng dũng cảm….Và để biết thêm về nghề kiểm lâm bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nghề kiểm lâm là gì ?

Nghề kiểm lâm là gì ?

Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Họ theo dõi, phát hiện, xử lý những vụ vi phạm khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Họ thường phải đương đầu với những tình huống nguy hiểm trong công việc, đối phó với những kẻ lâm tặc liều lĩnh. Đây là công việc khá mạo hiểm, đến với nghề này, bạn không chỉ cần có những kiến thức chuyên môn về rừng, lâm sản mà còn cần có một trái tim thép và tinh thần thép.
Ở Việt Nam, đặc thù của công việc kiểm lâm là hướng tới rừng, ở các nước khác, nghề này thường được định hướng nhiều hơn việc bảo vệ thiên nhiên nói chung, hoặc- trong một số nước- xuất phát từ việc chống cháy rừng.
Nhiệm vụ của kiểm lâm thay đổi tùy theo từng quốc gia, nhưng vai trò chính vẫn là bảo vệ nguyên vẹn rừng, đôi khi là hệ động và thực vật. Vậy nên, họ đấu tranh chống săn bắt trái phép, trộm gỗ, hoặc hái những loài đang được bảo vệ hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
Việc đóng góp của nghề này là rất quan trọng việc thiệt lập kế hoạch quản lý rừng theo như các cấp chính quyền đề ra. Chuyển biến theo từng thời kỳ và nguồn vốn sẵn có, cho phép tham gia vào việc phát triển các hoạt động khác như hoạt động giáo dục, đào tạo về sự tôn trọng và duy trì hệ sinh thái v.v.

Tại sai nên học nghề kiểm lâm ?

Tại sai nên học nghề kiểm lâm ?

Nhu cầu của nghề kiểm lâm

Quản lý tài nguyên rừng là một ngành chuyên môn của Lâm nghiệp được hình thành từ nhu cầu thực tiễn về nguồn nhân lực trong hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và hội nhập quốc tế vai trò của lực lượng chuyên trách về bảo vệ tài nguyên rừng (Kiểm lâm) càng được đề cao, đó là: tăng cường năng lực quản trị rừng và thực thi pháp luật Lâm nghiệp, góp phần tích cực trong giảm mất rừng và suy thoái rừng, kiểm soát nguồn gốc hợp pháp và nâng cao giá trị cho sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên thị trường trong và ngoài nước, tham gia phát triển dịch vụ môi trường rừng. Vì vậy, nhu cầu đối với đội ngũ cán bộ kiểm lâm hiện nay là rất lớn.

Mức lương của nghề kiểm lâm

Khoản 1 Điều 2 Quyết định 132/2006/QĐ-TTg.

Lương của cán bộ kiểm lâm sẽ là : lương cơ bản + các khoản phụ cấp nghề nghiệp Cụ thể như sau:

Mức phụ cấp Đối tượng áp dụng
50% công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã có phụ cấp từ 0,7 trở lên
45% công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5
40% công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3
30% công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên
25% công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã không có phụ cấp khu vực và công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiêm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5;
20% công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3
15% công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm nơi không có phụ cấp khu vực và các Đội kiêm lâm cơ động
10% công chức, viên chức ngạch kiểm lâm trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng tại các Chi cục kiểm lâm, các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng

Những thách thức của nghề kiểm lâm

“Rừng là vàng”, kiểm lâm giữ rừng nghĩa là họ làm cái công việc bảo vệ những “kho vàng” cho đất nước. Tài sản quý ắt có lắm kẻ nhòm ngó, vì vậy công việc của kiểm lâm hiểm nguy, vất vả là điều dễ hiểu. Cán bộ kiểm lâm không chỉ cần có những kiến thức chuyên môn về rừng, lâm sản mà còn cần có một trái tim thép và tinh thần thép.

Bên cạnh đó, nghề kiểm lâm cũng là một nghề chịu áp lực rất lớn, nhiều cán bộ kiểm lâm có đơn xin nghỉ việc hàng loạt cho thấy công tác bảo vệ rừng đang là áp lực chung của lực lượng kiểm lâm ở nhiều địa phương khác. Công việc, trách nhiệm bảo vệ rừng đứng trước nhiều thách thức nặng nề.

Học nghề kiểm lâm là học gì ?

Học nghề kiểm lâm là học gì ?

Kiến thức chuyên môn

Đặc điểm sinh vật học và các nguyên tắc cơ bản trong phân loại và nhận biết các loài thực vật, động vật, côn trùng và vật gây bệnh cây rừng.
Nguyên lý, biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường.
Kiến thức cơ bản về xã hội, về pháp luật, chính sách phục vụ công tác bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường.
Đạt trình độ B1 tiếng Anh hoặc chứng chỉ tương đương. Có kiến thức về tin học ứng dụng trong xử lý văn bản, xử lý số liệu, trình diễn kết quả học tập và nghiên cứu khoa học.
Có khả năng tự học tập để nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng chuyên môn, đủ điều kiện về chuyên môn để học tiếp bậc Thạc sĩ,
Tiến sĩ ở trong và ngoài nước

Kỹ năng cần có

Nhận biết và phân loại được các loài thực vật rừng phổ biến, các loài có giá trị cao về kinh tế và bảo tồn. Sử dụng khóa định loại động vật, nhận biết và mô tả được động vật rừng thuộc lớp ếch nhái, bò sát, chim, thú của Việt Nam. Nhận biết và mô tả được các loài sâu bệnh hại chủ yếu.
Điều tra, đánh giá, giám sát diễn biến tài nguyên rừng bao gồm tài nguyên thực vật, động vật, côn trùng, nấm, vi sinh vật. Điều tra đánh giá xói mòn đất và nguồn nuớc vùng đầu nguồn và ven biển.
Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý tài nguyên rừng, quản lý lưu vực, quản lý môi trường phục vụ công tác: Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các loài nguy cấp; Bảo vệ thực vật; phòng chống xói mòn và điều hòa nguồn nước cho vùng đầu nguồn; Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý lửa rừng.
Có khả năng tuyên truyền và thực thi chính sách, pháp luật về lâm nghiệp.

Sinh viên học lâm nghiệp ra trường làm gì ?

Sinh viên học lâm nghiệp ra trường làm gì ?
Đều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp trong ngành lâm nghiệp trước hết phụ thuộc vào năng lực của bạn. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những vị trí sau: 
Cán bộ kiểm lâm làm việc tại cục kiểm lâm, các chi cục, hạt, trạm kiểm lâm. Họ có thể phải làm việc ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, nơi rừng thiêng nước độc với vô vàn khó khăn thử thách.
Nhà khoa học lâm nghiệp làm việc tại các viện nghiên cứu, trường Đại học, các trung tâm thí nghiệm hay phòng thí nghiệm của các tập đoàn, công ty sản xuất lớn, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…

Sinh viện sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở những nơi sau : 

Các cơ quan quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ như Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Bảo vệ rừng chuyên trách trong các Ban Quản lý rừng phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp

Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên rừng và môi trường các cấp, như Kiểm Lâm, Tài nguyên Môi trường, Hải quan, Cảnh sát môi trường …

Các doanh nghiệp nhà nước như công ty lâm nghiệp, công ty công viên, cây xanh…

Các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp tư nhân về nông lâm nghiệp, cảnh quan đô thị…

Các tổ chức phi chính phủ như WWF, ENV, Birdlife, IUCN, SNV, FFI…

Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, viện, trung tâm nghiên cứu có giảng dạy và nghiên cứu về lâm nghiệp và phát triển nông thôn.

Thực tập sinh tại nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Israel…

Một số tố chất phù hợp với người làm nghề Kiểm lâm

Một số tố chất phù hợp với người làm nghề Kiểm lâm
– Yêu thiên nhiên, môi trường
– Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên
– Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng
– Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật
– Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển)
– Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên
– Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên
– Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý

Những trường đào tạo cán bộ kiểm lâm tốt nhất

Bạn có thể học các chuyên ngành của lâm nghiệp tại: Trường Đại học Lâm nghiệp

Trường Đại học Nông – Lâm Thái Nguyên

Trường Đại học Nông – Lâm Huế

Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Nông – Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Trường Đại học Tây Bắc

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến nghề kiểm lâm do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành nghề mà mình quan tâm bạn nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *