Ngành hộ sinh – Học ngành hộ sinh ra trường làm những gì ?

Hộ sinh được đánh giá là một trong những ngành cao quý, luôn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi gia đình trong xã hội. Vậy mọi người hiểu ngành Hộ sinh là gì? Tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây để biết thêm về ngành nghề cao quý này.

Ngành hộ sinh là gì ?

Ngành hộ sinh là gì ?

Ngành hộ sinh là gì ?

Hộ sinh hay còn gọi là Y tá hộ sinh, đây là ngành học liên quan đến chuyên môn về sinh nở. Mục tiêu của chương trình đào tạo hệ đại học và cao đẳng hộ sinh là cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn và kỹ năng về chăm sóc sức khỏe an toàn, hiệu quả cho đối tượng là phụ nữ và trẻ em. Họ là những người được đào tạo bài bản để đảm nhiệm công việc chăm sóc sức khỏe của sản phụ và trẻ sơ sinh; nhằm đảm bảo về mặt tâm lý, sinh lý, sự an toàn của mẹ và bé.

Tại các bệnh viện, hộ sinh là những người trực tiếp theo dõi quá trình chuyển dạ của sản phụ, báo cáo tình hình của sản phụ đến bác sĩ, cũng là người chuẩn bị mọi dụng cụ y tế cho ca đỡ đẻ. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, cải thiện sức khỏe cho phụ nữ, sản phụ hay những trẻ em. Ngoài ra, họ còn là những người tuyên truyền các chính sách dân số, chính sách kế hoạch hóa gia đình thông qua các chương trình giáo dục cụ thể như: các biện pháp tránh thai an toàn, cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, giáo dục giới tính cho trẻ em ở độ tuổi mới lớn…

Tại sao nên học ngành hộ sinh

Tại sao nên học ngành hộ sinh

Cơ hội việc làm của ngành Hộ sinh

Hộ sinh được đánh giá là một ngành học có cơ hội xin được việc làm tốt nhất trong các ngành y dược khác. Hàng năm, với 1,5 triệu ca sinh đẻ, trên cả nước ta đang cần thêm hàng ngàn nữ hộ sinh. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng hộ sinh nước ta không chỉ còn thiếu rất nhiều mà còn bị phân bổ không đồng đều.

Bên cạnh đó, tại các thành phố lớn, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho sản phụ và trẻ sơ sinh ngày càng tăng cao. Hộ sinh là bộ một phận quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống ngành y tế, phục vụ nhu cầu thiết yếu trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng. Do đó, các nữ Hộ sinh có thể làm việc tại các bệnh viện, cơ sở Y tế, trung tâm chăm sóc sức khỏe, phòng khám hay chăm sóc sản phụ tại nhà…

Theo nhận định của chuyên gia, Hộ sinh là ngành được xếp hạng có mức thu nhập hàng tháng khá cao và ổn định. Ngoài khoản lương cứng, các Hộ sinh còn được nhận thêm tiền phụ cấp ca trực và thưởng. Mức lương của người Hộ sinh được tăng theo trình độ và bằng cấp, kinh nghiệm hay sự cố gắng chăm chỉ. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ có nhiều cánh cửa mở ra để lựa chọn.’

Mức lương ngành Hộ sinh hiện nay

Ngành Hộ sinh được đánh giá là một ngành nghề giúp cho sinh viên sau khi ra trường dễ dàng xin được việc làm tốt với mức thu nhập ổn định. Mức lương ngành Hộ sinh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: kinh nghiệm trong ngành nghề, trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề…

Hiện nay, Hộ sinh được chia thành 3 loại hạng như sau: Hộ sinh hạng II, Hộ sinh hạng III, Hộ sinh hạng IV với các tiêu chuẩn đào tạo khác nhau. Do đó, lương ngành Hộ sinh sẽ được tính theo các cấp bậc quy định của nhà nước.

Tại các bệnh viện, nữ Hộ sinh rất được trọng dụng, nhất là các bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa. Công việc của nữ Hộ sinh rất đa dạng, từ việc chăm sóc phụ nữ mang thai, chăm sóc trẻ sơ sinh cho đến tư vấn giáo dục sức khỏe cho các phụ nữ sau khi sinh… Nhìn chung, mức lương ngành Hộ sinh tại Việt Nam có thể nhận được khoảng từ 8 – 12 triệu VNĐ/ tháng. Chưa kể các nữ Hộ sinh có thể làm tăng ca, làm thêm ở các bệnh viện khác, mở phòng khám riêng… mức thu nhập cá nhân có thể cao hơn nữa.

Ngoài các công việc tại bệnh viện, nữ Hộ sinh còn có thể cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho sản phụ và trẻ sơ sinh tại nhà mang lại thu nhập khá cao. Các công việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé tại nhà sau khi sinh như: giúp sản phụ trong khâu vệ sinh, cắt chỉ, thay băng, tư vấn y tế, xử lý các tình huống như cương sữa, tắc tia sữa, vệ sinh, tắm cho bé, thay tã cho trẻ…

Khi thực hiện những dịch vụ Hộ sinh tại nhà, nữ hộ sinh sẽ có thu nhập khoảng 100.000 đồng đến 300.000 đồng tùy vào công việc cần phải thực hiện. Chính vì vậy, mức thu nhập trung bình mỗi tháng của nữ hộ sinh có thể là 7 triệu đến 9 triệu đồng.

Tìm hiểu công việc của nữ Hộ sinh

Tìm hiểu công việc của nữ Hộ sinh

Trong số những người làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, bên cạnh các bác sĩ phụ, sản khoa thì cần những nữ Hộ sinh đi kèm để đồng hành cùng bà mẹ trong quá trình vượt cạn, chào đón đứa con cất tiếng khóc chào đời. Họ là những người âm thầm hy sinh để đảm bảo an toàn tính mạng cho cả mẹ và bé. Cụ thể công việc của nữ Hộ sinh như sau:

– Tiếp nhận, hướng dẫn người bệnh làm thủ tục hành chính và trong suốt quá trình khám chữa bệnh.
Theo dõi, kiểm tra những thay đổi bất thường trên cơ thể sản phụ để báo cáo kịp thời cho bác sĩ sản khoa, từ đó có phác đồ điều trị kịp thời.

– Tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế , quy định chăm sóc bệnh nhân theo pháp luật và nội quy của bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh.

– Thăm khám thai kì, tư vấn sinh sản, chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho bác sĩ và bám sát sản phụ trong quá trình chuyển dạ; không được lơ là kẻo gây ra những tình huống xấu.

Tự đỡ đẻ nếu ca bình thường và phụ giúp bác sĩ trong những ca phức tạp.

– Làm theo Y lệnh của bác sĩ một cách chính xác, đầy đủ.

– Sau khi sinh đẻ, nữ Hộ sinh vẫn cần theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé để hỗ trợ khi cần.

– Thực hiện nghiêm túc những chỉ thị của trưởng khoa hay trưởng phòng phân công, giao nhiệm vụ.

– Tham gia nghiên cứu kiến thức chuyên ngành tại cơ quan mình công tác đồng thời hướng dẫn cho các thực tập sinh theo đúng tôn chỉ, mục đích của ban lãnh đạo.

Những tố chất cần có của ngành Hộ sinh

Những tố chất cần có của ngành Hộ sinh

Bất cứ ngành nghề nào cũng có những đặc thù nhất định, ngành Hộ sinh cũng vậy. Với ngành này, đòi hỏi người học cần có những tố chất sau:

Lòng yêu thương con người

Yêu thương con người thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi đau khổ của con người, từ đó biết nâng niu và trân trọng những ước mơ chính đáng của họ… Bất kể ai sống trên đời cũng cần tấm lòng này, nhưng với những người làm việc trong ngành Hộ sinh, đức tính này rất quan trọng và cần thiết trong công việc.

Có kỹ năng giao tiếp tốt

Với những người làm công việc Hộ sinh, kỹ năng giao tiếp tài tình được thể hiện ở việc biết cách trò chuyện với nhiều đối tượng khác nhau. Họ vừa phải biết thuyết phục bác sĩ điều trị vừa biết tạo niềm tin và động viên, an ủi bệnh nhân. Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp các hộ sinh hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn.

Kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian

Tại các cơ sở y tế, mỗi y sĩ không chỉ phục vụ một bệnh nhân mà rất nhiều bệnh nhân cùng một lúc và thực hiện hàng nghìn công việc khác. Vì vậy, họ phải biết cách lên kế hoạch, ưu tiên việc gì trước, việc gì sau; tận dụng thời gian để giải quyết các công việc sao cho hiệu quả. Có như vậy, họ mới hoàn thành tốt vai trò của mình với tư cách là “bề trên” của người bệnh và là cấp dưới của trưởng phòng, trưởng khoa,…

Có trách nhiệm với công việc

Đây là một tố chất cần có đối với những người làm việc trong ngành y tế nói chung. Khi Hộ sinh làm việc hết mình vì lợi ích của người bệnh, với tinh thần trách nhiệm cao thì chắc chắn sẽ giảm thiểu được tối đa những rủi ro, những sự cố y khoa không đáng có.

Giỏi chuyên môn, giàu nghiệp vụ

Đây là lĩnh vực liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người, vì vậy, những người làm việc trong ngành y tế cần phải nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ của ngành mình theo học. Khi nắm chắc và vận dụng thành thục những kiến thức đã được học, bạn sẽ trở nên tự tin hơn, không để những sai lầm đáng tiếc tước đoạt mạng sống của người khác.

Các trường Đại học đào tạo ngành Hộ sinh

Các trường Đại học đào tạo ngành Hộ sinh

Trường Đại học Y Hà Nội

Nhắc đến các trường Đại học y khoa hàng đầu cả nước, thật thiếu sót khi không nhắc đến trường Đại học Y Hà Nội. Với hơn 100 năm hình thành và phát triển, trường là nơi đào tạo ra những dược sĩ, bác sĩ trình độ đại học, sau đại học chất lượng nhất.

Ngành Hộ sinh của trường Đại học Y Hà Nội thuộc khoa Điều dưỡng – Hộ sinh. Năm 2018 vừa qua, ngành Hộ sinh có điểm đầu vào là 21.25 đối với khối B00.

Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Trường Đại học Y Dược Hải Phòng trước đây là cơ sở II của trường Đại học Y khoa Hà Nội tại Hải Phòng. Đến năm 2013, trường chính thức tách riêng và có tên gọi như ngày nay. Trải qua 40 năm, Y Dược Hải Phòng đã trở thành một đơn vị uy tín tiếp theo trong đào tạo đội ngũ cán bộ ngành y tế cho miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Cùng với ngành Điều dưỡng – Hộ sinh, các ngành khác của trường như Y đa khoa, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược học, Răng hàm mặt, Kỹ thuật xét nghiệm y học cũng rất được chú trọng, thu hút lượng lớn thí sinh đăng ký xét tuyển và nhập học.

Trường Đại học Y Dược TP.HCM

Trường Đại học Y Dược TP.HCM, tên gọi cũ là Y khoa Đại học đường Sài Gòn, được thành lập vào năm 1947. Với hàng chục năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và đào tạo, trường là một trong những địa chỉ đáng tin cậy để sinh viên theo học các ngành y dược nói chung và hộ sinh nói riêng.

Trường xây dựng cho mình bản sắc riêng với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao; nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân. Ngoài ra, tầm nhìn của Đại học Y Dược TP.HCM là phát triển thành đại học về y dược hàng đầu của Việt Nam và khu vực. Giá trị cốt lõi mà trường luôn xây dựng là “Chuyên nghiệp – Chất lượng – Năng động – Sáng tạo”.

Trong kỳ thi xét tuyển Đại học năm 2018, ngành Điều dưỡng, chuyên ngành Hộ sinh của trường Đại học Y Dược TP.HCM tuyển 118 chỉ tiêu với mức điểm chuẩn là 19.

Ngoài ra, một số trường Đại học khác cũng đào tạo chuyên ngành Hộ sinh như: Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Điều dưỡng Nam Định, Đại học Y Thái Bình, Đại học Y khoa Vinh, Đại học Y Dược Cần Thơ…

Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành hộ sinh do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành học của mình bạn nhé!

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *