Ngành Kế toán là một ngành rất phổ biến và có tính ổn định cao do nó có vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức hay doanh nghiệp nào. Vì vậy, Kế toán là một ngành học được nhiều người quan tâm và theo học. Tuy nhiên, không phải tất cả những người thích đều có thể học và làm tốt ngành này, cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin liên quan đến ngành kế toán và những tố chất để trở thành một nhà kế toán tài ba bạn nhé!
Ngành kế toán là gì ?
Muốn học ngành Kế toán, trước tiên bạn phải hiểu rõ Kế toán là gì? Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân…Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Từ khái niệm Kế toán là gì, chúng ta có thể xác định được đối tượng của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Kế toán được chia thành hai loại:
– Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước…
– Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.
Tại sao nên học ngành kế toán
Cơ hội nghề nghiệp khi học ngành kế toán
Mỗi ngành đều cần một kế toán
Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì cũng bắt buộc phải có kế toán vì mọi tổ chức hoặc công ty đều cần một người chuyên nghiệp có thể xử lý các hoạt động tài chính của họ
Hãy suy nghĩ về nó. Trong một doanh nghiệp, họ cần một người nào đó để xử lý tiền và tài khoản, đối phó với các ngân hàng và thuế và như vậy. Họ cần bạn, nếu bạn là một chuyên gia có trình độ phù hợp
Bạn có thể bắt đầu công ty kinh doanh hoặc kế toán độc lập
Nếu bạn là kế toán viên chuyên nghiệp, bạn có thể bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình bởi vì bạn hiểu rõ hơn về thị trường
Bạn có thể là một doanh nhân nếu bạn là một kế toán bởi vì nó chỉ đơn giản là cho phép bạn biết những đặc tính và sự phức tạp của thị trường và các ngành công nghiệp khác nhau. Nếu bạn là một kế toán viên có trình độ và chuyên nghiệp với các kỹ năng và trình độ phù hợp, bạn có thể là một kế toán độc lập, có công ty riêng của bạn và tuyển dụng những người khác
Bạn có thể làm việc ở nước ngoài
Hiệp hội Kế toán Công chứng (ACCA) đủ điều kiện cho phép bạn làm việc ở các công ty khác nhau trên toàn thế giới
Với trình độ như ACCA, bạn có thể làm việc tại hơn 120 quốc gia. Bạn có thể gắn bó với các công ty lớn muốn gửi bạn đến các quốc gia khác nhau. Vì vậy, nó là loại hộ chiếu chuyên nghiệp.
Công việc tư vấn
Những người muốn theo đuổi nghề nghiệp trong kế toán không cần phải lo lắng về phương trình toán học nặng bởi vì nhiệm vụ chính của họ là tư vấn cho khách hàng của họ
Kế toán không phải là nhà toán học, nhưng họ là cố vấn, làm sổ sách, công việc kế toán cho khách hàng và người giao tiếp.
Mùa để kiếm tiền lớn
Là một kế toán, bạn có thể rất bận rộn phải đối phó với kế hoạch tài chính và thuế
Trong năm tài chính, bạn sẽ cần kiểm toán và đánh giá hàng quý hoặc vào cuối năm tài chính. Bạn sẽ phải đối phó với thuế, đầu cơ / dự đoán và lập kế hoạch tài chính cho mùa sau. Đây là một thời gian rất bận rộn cho kế toán.
Phát triển kết nối của bạn với công việc tình nguyện
Các tổ chức phi chính phủ không chỉ tuyển dụng các tình nguyện viên hỗ trợ từ thiện và phúc lợi mà còn cần các chuyên gia như kế toán để điều hành hoạt động của họ một cách suôn sẻ
Nhiều tổ chức lớn như (WHO, WFO, WWF, LHQ, Ân xá và nhiều tổ chức khác) cần các chuyên gia giúp đỡ và tình nguyện làm một số công việc cho họ vì họ luôn thiếu tiền và nhận được nhiều công việc thông qua tình nguyện viên. Bạn, là một tình nguyện viên kế toán đủ điều kiện, sẽ gặp gỡ những cá nhân có năng lực cao có thể giúp bạn đi xa. Họ có thể viết cho bạn một lá thư giới thiệu, kết nối bạn với các chuyên gia khác, hoặc thậm chí có được một công việc với các tổ chức này.
Kế toán là chiếc dù của bạn
Một nghề nghiệp trong kế toán hiếm khi bị ảnh hưởng bởi những thay đổi chính trị và cắt giảm
Khi thời điểm khó khăn xảy ra, các công ty có xu hướng cắt giảm chi phí và sa thải nhân viên. Thông thường, quy trình sa thải tấn công phòng tiếp thị, bán hàng và các phòng ban khác. Phòng kế toán là bộ phận không thể để mất một thành viên của họ, trừ khi các bằng cấp không đảm bảo. Thay đổi chính trị cũng không ảnh hưởng nhiều. Nếu có thay đổi về chính sách, chính phủ hoặc quy định, kế toán viên luôn có thể bắt kịp những thay đổi này. Trong thực tế, họ có thể là người đầu tiên tìm hiểu về những thay đổi và thích nghi với chúng. Tuy nhiên, không có gì được đảm bảo 100%, không có gì là đầy đủ 100%; và trong nhiều trường hợp, thay đổi có thể là cần thiết.
Mức lương của ngành kế toán
Ở những vị trí ít kinh nghiệm (vừa mới tốt nghiệp) thì mức lương Kế toán có thể dao động từ 5 – 6 triệu/tháng. Mức lương này tăng dần qua các năm khi đã có nhiều kinh nghiệm hơn (tầm trên 3 năm) từ 7 – 10 triệu/tháng tùy theo năng lực làm việc của bạn.
Ở vị trí kế toán tổng hợp thì mức lương sẽ tăng lên khá nhiều có thể dao động từ 10 – 30 triệu/tháng.
Vị trí kế toán trưởng là vị trí có mức lương chênh lệch nhiều nhất giữa các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp kế toán trưởng chỉ có mức lương khoảng 15 – 20 triệu/tháng, nhưng cũng có những doanh nghiệp đang chi trả cho vị trí này tới 20 – 30 triệu/tháng. Sự khác biệt này một phần phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của người hành nghề kế toán.
Thách thức của nghề kế toán là gì ?
Cũng giống như những ngành nghề khác, người kế toán phải chấp nhận đối mặt với những thách thức và khó khăn hằng ngày. Việc đối đầu suốt ngày với những con số không phải là điều dễ dàng gì cả. Đôi khi các số liệu đơn giản sẽ không hợp tác khi bạn chuẩn bị một bản báo cáo tài chính hoặc giúp đỡ công ty trong một vấn đề tài chính doanh thu lợi nhuận nào đó. Trong mùa thuế, kế toán thuế thường làm việc nhiều giờ, lấy công việc ở công ty về nhà để họ có đủ loại tài liệu chính xác đẩy đủ để cận deadline, hoàn thành báo cáo được đúng thời hạn.
Ngoài ra, kế toán doanh nghiệp còn phải đấu tranh, vật lộn với các quy tắc, quy định và chính sách thay đổi liên quan đến thuế và các vấn đề tài chính khác từ chính phủ, doanh nghiệp, công ty. Lưu ý: “Luật thuế và các quy tắc kế toán liên tục thay đổi, những người đưa ra các quy tắc bắt buộc người làm tài chính phải nên biết mọi thứ, để có thể dễ dàng làm tốt với nó, tiếp nhận với số liệu tài chính một cách nhạy bén nhất có thể, đó cũng chính là tốt chất của người kế toán giỏi: cần cừu, chăm chỉ, nhạy bén và kỹ lưỡng. Tuy nhiên, để tránh sai xót, các bạn phải nên tập trung với tinh thần cao độ để tránh làm sai nghiệp vụ khi làm việc ở lĩnh vực cơ quan tài chính khác. Nó liên quan đến cả một công ty, vì vậy các kế toán phải có cách làm việc trung thực và hiệu quả.
Học kế toán là học nhữn gì ?
Sinh viên Kế toán sẽ được cung cấp kiến thức về khung pháp lý của kế toán kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế; các quy định về đạo đức nghề nghiệp của kế toán kiểm toán; kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán: tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài các kiến thức nên tảng, tổng quan sinh viên học ngành kế toán còn được trang bị kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian…
Các môn học phục vụ đắc lực cho nghề nghiệp: Nhập môn tài chính tiền tệ, Nguyên lý kế toán, Ứng dụng tin học trong kinh doanh, Phân tích báo cáo tài chính, Lập và trình bày báo cáo tài chính, Thuế, Kế toán công ty chứng khoán,…
Có những chuyên ngành kế toán nào?
Việc xác định chuyên ngành cần đăng kí khi theo hoc ke toan là việc làm rất cần thiết nó sẽ giúp bạn trau dồi những kĩ năng cần thiết cho công việc sau này. Kế toán được chia ra thành ba chuyên ngành học khác nhau, bên cạnh những điểm chung thì cũng có đặc trưng riêng mà người hoc ke toan cần cân nhắc:
– Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp là một nghiệp vụ quan trong trong một công ty, doanh nghiệp đòi hỏi có kiến thức chuyên chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, nắm chắc quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán; nắm được các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp; am hiểu chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
– Chuyên ngành kế toán kiểm toán
Chuyên ngành kế toán đào tạo cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn kiểm toán, sau khi ra trường sinh viên sẽ nắm chắc được các kĩ năng thực hành công việc kiểm toán.
– Chuyên ngành kế toán công
Chuyên ngành kế toán công đào tạo cho sinh viên có kiến thức huyên sâu về kế toán công ở các đơn vị quản lý tài chính công; cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí và không sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, đơn vị, tổ chức được nhà nước quyết định thành lập. Trong chuyên ngành kế toán công bao gồm rất nhiều các ngành học nhỏ khác nhau cho phép bạn lựa chọn.
Những tố chất để theo học ngành Kế toán
Để học tốt ngành Kế toán, bạn phải hội đủ những tố chất sau:
Có khả năng tính toán tốt: đây là công việc gắn liền với những con số, sổ sách, chứng từ, hóa đơn nên nếu không có sự yêu thích, đam mê cũng như thành thạo sắp xếp, tính toán thì bạn không thể gắn bó lâu dài và dễ rơi vào tình trạng stress.
Đề cao tính trung thực: một nhân viên kế toán chuyên nghiệp là người luôn đề cao tính khách quan, an toàn thông tin trong quá trình làm việc.
Luôn cẩn thận và tỉ mỉ: do thường xuyên tiếp xúc, thao tác với vô số tài liệu liên quan đến tài chính, giấy tờ, vì vậy bạn phải cẩn thận trong việc giữ gìn tài liệu cũng như tính toán những con số để đảm bảo được tính chính xác, đầy đủ.
Biết quản lý thời gian và chịu được áp lực công việc: Kế toán là một công việc đòi hỏi khả năng chịu áp lực công việc cao cho nên người làm công việc này phải là người có sức khỏe và tinh thần tốt. Song song đó, phải biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ đề ra.
Thông thạo tin học văn phòng và ngoại ngữ: để học tốt ngành kế toán, bạn phải thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng, đặc biệt là Excel, Power Point và các phần mềm kế toán thông dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đầu tư về ngoại ngữ. Đây là công cụ ngôn ngữ đắc lực để có thể giao tiếp với các đối tác, thành viên trong công ty là người nước ngoài hay đọc các tài liệu, viết báo cáo tài chính.
Học ngành Kế toán ra trường làm nghề gì?
Kế toán được xem công cụ quản lý tài chính hữu hiệu ở cấp vi mô lẫn vĩ mô, nó hiện diện ở khắp các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đến bảo hiểm, ngân hàng, từ cơ quan quản lý tài chính Nhà nước, các doanh nghiệp nghiệp đến các tổ chức phi chính phủ. Do đó nhu cầu nhân lực ở ngành này luôn ở mức cao và ổn định trong xã hội.
Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn về việc làm. Tốt nghiệp ra trường, có thể đảm nhận các vị trí như :
– Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính, báo cáo tài chính;
– Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ;
– Có cơ hội phát triển thành Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính;
– Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế,…
Học ngành Kế toán ra trường làm việc ở đâu?
Với các công việc như trên, sinh viên ngành Kế toán có thể khẳng định năng lực của mình tại:
– Các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm;
– Các đơn vị công – các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện;
– Các cơ quan quản lý Nhà nước: bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư;
– Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán
Các trường đào tạo ngành Kế toán tốt
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều trường có ngành Kế toán, vì vậy, để tìm ra một ngôi trường đại học đào tạo ngành Kế toán tốt không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là danh sách các trường đại học có ngành Kế toán phân chia theo từng khu vực.
– Khu vực miền Bắc:
Đại học Kinh Tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội
Đại học Hà Nội
Đại học Ngoại Thương (Cơ Sở Quảng Ninh)
Đại học Ngoại Thương Hà Nội
Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Học viện Tài Chính
Đại học Thương Mại
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Học Viện Ngân Hàng
Học viện ngân hàng (Phân viện Bắc Ninh)
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Viện Đại học Mở Hà Nội
Đại học Giao Thông Vận Tải
Đại học Công Đoàn
Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Đại học Thủy Lợi
Đại học Thăng Long
Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Hà Nội)
Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Thái Nguyên)
Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Vĩnh Phúc)
Đại học Điện Lực
Đại học Tài Chính Ngân Hàng Hà Nội
Đại học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Hà Nội)
Đại học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Sơn Tây)
Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Đại học Đại Nam
Đại học Thành Đô
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)
Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp (Cơ sở Nam Định)
Đại học Mỏ Địa Chất
Đại học Đông Đô
– Khu vực miền Trung:
Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng
Đại học Kinh Tế – Đại học Huế
Đại học Nha Trang
Đại học Kinh Tế Nghệ An
– Khu vực miền Nam:
Đại học Kinh Tế TP.HCM
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Cơ sở phía nam)
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Ngân Hàng TP.HCM
Đại học Tài Chính Marketing
Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Đại học Sài Gòn
Đại học Mở TP.HCM
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Công Nghiệp TP.HCM
Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
Đại học Ngoại Ngữ – Tin Học TP.HCM
Đại học Công Nghệ TP.HCM
Đại học Kinh Tế – Tài Chính TP.HCM
Đại học Hoa Sen
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành kế toán do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành nghề mà bạn muốn lựa chọn bạn nhé!