Khi nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng được chú trọng, thì nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) cũng ngày càng lớn. Câu hỏi “Ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) là gì? Ra trường làm gì?” cũng được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm trong mùa tuyển sinh năm nay. Cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Ngành kỹ thuật xây dựng là gì ?
Hiểu một cách đơn giản thì Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, trung tâm thương mại,…
Tại sao nên học ngành kỹ thuật xây dựng
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Mức lương của ngành xây dựng
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dự báo nhu cầu lao động ngành xây dựng sẽ tăng tới 375.000 người trong năm 2016. Chính bởi thiếu nhân lực chất lượng cao, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng chi đậm để giữ chân những kỹ sư có trình độ, kinh nghiệm.
Tìm hiểu các con số về lương bổng trên các trang tuyển dụng Việt Nam hiện nay dành cho các kỹ sư xây dựng, bạn có thể thấy đó là những con số khá cao. Tùy vào trình độ và kinh nghiệm mà mức lương có thể dao động từ 300 – 1.000 USD.
Bên cạnh đó, bạn có thể phát triển sự nghiệp ra cả thị trường nước ngoài. Lương kỹ sư xây dựng trên thế giới hiện nay rơi vào khoảng 80.000 USD/năm (hơn 1,7 tỉ đồng, theo USnews.com) – với mức lương này, các kỹ sư xây dựng hoàn toàn hài lòng và yên tâm về chất lượng cuộc sống của mình. Vấn đề ở đây chính là, bạn có đủ giỏi để nắm bắt cơ hội trong muôn vàn cơ hội? Đừng nghĩ đến chuyện “thất nghiệp”, “lương thấp”, mà đã là lúc để nghĩ đến chuyện trang bị kỹ năng, kiến thức như thế nào để gặt hái thành công trong tương lai.
Những thách thức của ngành xây dựng
Với đặc thù của một ngành kỹ thuật, công việc của người kỹ sư xây dựng thường xuyên phải đi công tác xa nhà, do đó, ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) là một ngành kén nữ giới. Công việc của người kỹ sư xây dựng nhìn chung cũng khá vất vả vì phải đảm nhiệm từ khâu tính toán, đo đạc đến thiết kế, thi công,… Tuy nhiên, một mức thu nhập ổn định cùng chế độ ưu đãi khá tốt, một cuộc sống ổn định sau khi ra trường với nhiều cơ hội việc làm chính là sự hấp dẫn của ngành kỹ thuật công trình xây dựng.
Học ngành kỹ thuật xây dựng là học gì ?
Học ngành kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì ?
Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận những vị trí như sau:
– Kiến trúc sư
– Kỹ sư cơ học đất và địa kỹ thuật công trình
– Kỹ sư kết cấu công trình
– Kỹ sư vật liệu xây dựng
– Kỹ sư giao thông công trình
– Kỹ sư điện, nước và thiết bị kỹ thuật
– Kỹ sư âm thanh, chiếu sáng, vật lý kiến trúc và cây xanh cho công trình xây dựng
– Kỹ sư lắp máy và cơ khí xây dựng
– Người quản lý dự án xây dựng.
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết
Ngành xây dựng vừa tạo nên những cơ sở vật chất cụ thể, vừa phải tạo nên các công trình có giá trị kỹ thuật và văn hóa. Đây là ngành đòi hỏi sự sáng tạo và kết hợp giữa kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật. Vì vậy người xây dựng phải suy nghĩ vượt qua các rào cản, các bức tường, các hộp gỗ để thổi hồn và trí tuệ của mình vào những công trình cụ thể.
– GIỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học và vật lý (cơ học).
– Am hiểu các kiến thức lịch sử, địa lý cũng giúp ích rất nhiều trong ngành này.
– Vốn văn hóa sâu rộng để biết tôn vinh các giá trị văn hóa trong các công trình xây dựng.
– Có khả năng sáng tạo và tổ chức.
– Khả năng giao tiếp tốt.
– Tình yêu đất nước, thiên nhiên, con người (bởi ngành này là làm việc với đất, nước, đá, nguyên liệu, năng lượng và mục tiêu của cuộc sống con người).
Một số địa chỉ đào tạo uy tín
Các bạn có thể theo học ngành xây dựng tại các trường: Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, Trường Đại học Giao thông vận tải, Trường Đại học Thủy lợi, Trường Mỏ – Địa chất, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế quốc dân v.v… Ngoài ra còn có các trường Cao đẳng, Trung cấp và Dạy nghề xây dựng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành xây dựng do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành học của mình bạn nhé!