Ngành Quản lý Thể dục thể thao – Định hướng tương lai cho những sinh viên mới ra trường

Ngành Quản lý thể dục thể thao là ngành học rất nổi bật hiện nay và được thí sinh và phụ huynh quan tâm tìm hiểu. Bên cạnh đó, đây cũng là ngành học có nhiều cơ hội việc làm, vì vậy, theo học ngành Quản lý thể dục thể thao quả là một lựa chọn đúng đắn. Dưới đây là những thông tin cơ bản về ngành học này đã được tổng hợp trong bài viết.

Ngành Quản lý thể dục thể thao là gì ?

Ngành Quản lý thể dục thể thao là gì ?

Ngành Quản lý thể dục thể thao (tiếng Anh là Sport Management) là ngành học đào tạo sinh viên trở thành người nắm vững những kỹ năng và phương pháp quản lý Thể dục thể thao (TDTT) hiện đại, đồng thời có khả năng vận dụng những trí thức này vào thực tế tổ chức, quản lý phong trào TDTT, có năng lực đảm đương công tác quản lý hành chính, quản lý kinh doanh, giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý TDTT.

Tại sao nên học ngành quản lý thể dục thể thao?

Tại sao nên học ngành quản lý thể dục thể thao?

Nhu cầu hiện tạicủa ngành Thể dục Thể thao trong xã hội hiện nay

Trong những năm qua, phong trào tập luyện TDTT của quần chúng nhân dân đã có bước phát triển mới cả về bề rộng và chiều sâu. Cơ chế, thể chế quản lý nhà nước về TDTT được củng cố và hoàn thiện; hình thành hệ thống các tổ chức xã hội về TDTT. Xã hội hóa hoạt động thể thao thành tích cao phát triển phù hợp với xu thế phát triển thể thao thành tích cao hiện đại trên thế giới. Hoạt động hợp tác quốc tế về thể thao đã góp phần nâng cao trình độ VĐV, năng lực tổ chức, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý, trọng tài, nhân viên y tế…; thông qua đó hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được quảng bá rộng rãi trên toàn thế giới.

Dễ thấy nhất hiện nay là số lượng các phòng tập Gym tăng lên nhanh chóng, mức độ chuyên nghiệp cũng dần hoàn thiện, đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy nền Thể dục Thể thao nước nhà phát triển hơn ngày trước rất nhiều.

Mức lương ngành Quản lý thể dục thể thao

Mức lương trong ngành này được đánh giá là ổn so với các nghề nghiệp khác. Với những người vừa mới tốt nghiệp, bạn sẽ nhận được mức lương khoảng 6 triệu đồng trở lên. Đối với những người mở kinh doanh riêng như kinh doanh các sản phẩm liên quan đến thể thao, các dụng cụ thể thao, phòng tập riêng thì mức thu nhập là rất cao, con số không thể thống kê chính xác được.

Học ngành quản lý thể dục thể thao là học gì ?

Học ngành quản lý thể dục thể thao là học gì ?

Sinh viên theo học ngành Quản lý thể dục thể thao sẽ đươc đào tạo và học tập để trở thành những người có đủ điều kiện tố chất, đạo đức có thể hoạt động trong lĩnh vực này. Đồng thời được trang bị những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Được trang bị những kiến thức chuyên môn về khoa học, về TDTT đặc biệt là quản lý trong kinh doanh, hay quản lý lĩnh vực TDTT trong các tổ chức và doanh nghiệp, có khả năng tự lập và làm việc hiệu quả. Được học những môn học phục vụ cho nghề nghiệp sau này như: Giáo dục thể chất, Kinh tế – xã hội học TDTT, Tâm lý học TDTT, Lịch sử TDTT và lịch sử Olympic… Được trang bị những kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành để phục vụ cho ngành nghề của mình sau này.

Kiến thức và kỹ năng cần có:

– Có kiến thức khoa học về quản lý TDTT vững vàng;

– Có năng lực chuyên môn và năng lực ngoại ngữ để tự học suốt đời.

– Hiểu và nắm được những kiến thức nhất định về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, đặc biệt là quản lý hoạt động TDTT trong các tổ chức và doanh nghiệp

– Có khả năng tự lập, sáng tạo, tự nâng cao tri thức, có năng lực tự phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề.

– Có năng lực nghiệp vụ và tố chất cần thiết để đảm đương nhiệm vụ trong quản lý TDTT khác nhau như: quản lý phong trào TDTT quần chúng, rèn luyện sức khoẻ vui chơi giải trí, truyền bá và phát triển lĩnh vực TDTT quần chúng, quản lý cán bộ TDTT, quản lý các công trình và cơ sở vật chất TDTT, quản lý thể thao chuyên nghiệp…

Những tố chất phù hợp với ngành Quản lý thể dục thể thao

Để học tập và thành công trong ngành Quản lý thể dục thể thao bạn cần có những tố chất sau:
Có đam mê và tình yêu với TDTT;
Có kỹ năng chuyên môn vững vàng;
Có sức khỏe tốt, ổn định;
Có tính kiên nhẫn và kiên trì;
Có sự năng động và sáng tạo;
Hiểu được tâm lý khách hàng, người tập đối với những người kinh doanh trong lĩnh vực TDTT riêng biệt;
Óc tổ chức tốt;
Khả năng thiết lập mối quan hệ và làm việc theo nhóm.

Học ngành Thể dục Thể thao làm việc ở đâu?

Học ngành Thể dục Thể thao làm việc ở đâu?

Chuyên gia đào tạo

Sẽ có một loạt các cơ hội việc làm được mở ra cho những người quan tâm đến sức khỏe và đào tạo thể hình, thể dục thẩm mỹ. Không chỉ là câu lạc bộ y tế địa phương hay phòng tập thể dục mà ngay cả các đội thể thao cũng cần có một chuyên gia đào tạo trong phòng tập nói chung.

Những người chơi các môn thể thao cá nhân như vận động viên điền kinh, võ sĩ và vận động viên bơi lội cần giúp đỡ để có được sức mạnh, tốc độ với hình dáng cân đối. Là một huấn luyện viên thể dục, bạn có thể tìm được việc làm tại các câu lạc bộ tư nhân, bệnh viện, khu du lịch, trung tâm yoga, tàu du lịch và các công ty lớn. Có thể nói, đây là một ngành đầy triển vọng cho những ai muốn gắn bó với lĩnh vực thể thao này.

Huấn luyện viên thể thao

Tất cả các vận động viên thể thao đều cần một huấn luyện viên để chỉ dẫn, giúp họ phát huy tối đa khả năng của bản thân. Cho dù đó là đào tạo ở môn điền kinh, quần vợt, bóng đá, bơi lội, bóng chày, hay bóng bầu dục, huấn luyện viên thể thao cũng được xem là một lựa chọn nghề nghiệp đáng xem xét nếu bạn có nhiều kinh nghiệm với một môn thể thao cụ thể.
Bạn có thể tìm thấy cơ hội để huấn luyện viên đội bóng tại một trường học cấp địa phương hoặc trong giải đấu thể thao chuyên nghiệp.

Phóng viên thể thao

Bất kỳ một cuộc thi đấu thể thao nào, càng nổi tiếng người ta càng muốn có những người theo dõi trận đấu có thể mô tả kèm theo những lời bình luận sắc sảo. Công việc của một phóng viên thể thao là đưa tin, tổng hợp, phân tích cho khán giả hiểu thêm tính gay go, quyết liệt và những điểm đáng lưu ý của trận đấu.

Nếu bạn có khả năng viết lách tinh tế, diễn tả cảm xúc, cảm giác mạnh có thể lôi cuốn được khán giả thì bạn nên nghĩ đến việc viết lách ở chuyên mục thể thao của các tờ báo, tạp chí hay trang thể thao trực tuyến. Nếu bạn thích giao tiếp bằng lời nói và có khả năng phân tích sắc bén các sự kiện đang diễn ra, hãy xem xét công việc trong lĩnh vực bình luận thể thao trên truyền hình.

Người điều phối các sự kiện thể thao

Với sự gia tăng phức tạp trong ngành thể thao chuyên nghiệp, các chuyên gia thể thao thường thành lập một đại lý để quản lý và điều phối các sự kiện thể thao cũng như các hoạt động của họ.

Là người điều phối, bạn đại diện thương lượng hợp đồng với các khách hàng, chịu trách nhiệm lên kế hoạch biểu diễn, lập kế hoạch du lịch, và thu xếp tài trợ và tham gia các cuộc thảo luận để quyết định về bản quyền truyền hình với nhà tài trợ lớn.

Ngành Thể dục Thể thao học ở đâu?

Trường Đại học Thể dục Thể thao TPHCM

Điểm xét tuyển năm 2017: 21 điểm
Chương trình các ngành học, các học phần/ môn học của các cấp đào tạo luôn được cải tiến phù hợp với yêu cầu tương lai của Việt Nam và khu vực Asean. Đảm bảo vòng đời của chương trình đào tạo không quá 3 năm.
Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học các lĩnh vực mới, để bổ sung cho tài liệu của nhà trường. Phục vụ tốt cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của trường ứng dụng và chuyển giao công nghệ.
Tăng cường hợp tác quốc tế với nước ngoài để bổ sung tài liệu và thường xuyên cập nhật kiến thức mới. Góp phần cải tiến phương pháp giảng dạy để không ngừng nâng cao chất lượng trong tuyển chọn, đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường.
Khu luyện tập bơi trường ĐH Thể dục Thể thao TPHCM

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Điểm xét tuyển năm 2017: 20 điểm (Tổ hợp môn: T00, T03)
Chỉ tiêu tuyển sinh hệ Đại học chính quy: 270. Có 3 phương thức tuyển sinh.
Phương thức 1: Xét tổng điểm hai môn Toán, Sinh học (hoặc Ngữ văn, Sinh học) của kết quả thi THPT Quốc gia và điểm thi môn Năng khiếu TDTT (tính hệ số 2), cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực.
Phương thức 2: Xét tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 THPT (hoặc tương đương) hai môn Toán, Sinh học (hoặc Ngữ văn, Sinh học) và điểm thi môn Năng khiếu TDTT (hệ số 2), cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực.
Phương thức 3: Điểm xét tuyển là Tổng điểm ba môn Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT (tính hệ số 2) của kết quả thi tuyển sinh tại Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực.
Yêu cầu: Tổng điểm trung bình của hai môn Toán, Sinh học (hoặc Ngữ văn, Sinh học) đạt 11,5 trở lên.
Thi Năng khiếu TDTT (đánh giá năng lực thể chất): Bật xa tại chỗ; Chạy 100m (hoặc Chạy Nhanh khéo). Chiều cao nam từ 1m62, nữ từ 1m52 trở lên.
Trường ĐH Sư phạm Thể Dục Thể thao Hà Nội

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Điểm xét tuyển năm 2017: 18 điểm (Tổ hợp môn: A01; D01; T00; T01)
Trong những năm qua, ĐH Tôn Đức Thắng nổi lên như một hiện tượng của làng thể thao học sinh – sinh viên TP.HCM. Tương xứng với cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể thao đạt chuẩn quốc tế, trường có tỷ lệ sinh viên tham gia thể thao rất cao, chia đều trong 13 bộ môn thể thao tự chọn (trong đó có 7 môn võ thuật), 100% sinh viên ra trường biết bơi lội.
Phong trào thể thao sôi nổi ấy cũng chính là tiền đề giúp ĐH Tôn Đức Thắng đưa ngành Quản lý thể thao lên thành một trong những trọng điểm đào tạo của trường. Không chỉ là một ngành học, Quản lý thể thao còn được lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng xem như một nhiệm vụ xã hội quan trọng, một công cuộc xóa bỏ định kiến của giới trẻ với nghiệp thể thao.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng TPHCM

Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng

Điểm xét tuyển năm 2017: 15,5 điểm (Tổ hợp môn: T00; T02)
Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng có 190 cán bộ, giảng viên, nhân viên. Đội ngũ giảng dạy của trường có nhiều thành tích và kinh nghiệm dày dặn.
Trong đó có 130 giảng viên cơ hữu; 79% giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ; 100% cán bộ giảng dạy được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ngạch giảng viên. Trong đó có nhiều giảng có kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Quản lý TDTT, huấn luyện thể thao, tổ chức sự kiện thể thao, trọng tài thể thao…
Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu, Trường còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, Trường còn hợp tác với một số trường của Trung Quốc, Anh, Hàn quốc, Thái Lan về đào tạo, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học ngày càng hiện đại. Được trang bị để phát triển, đáp ứng yêu cầu đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
Hiện nay Trường có 02 cơ sở với diện tích 50ha được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, xứng đáng là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học TDTT của miền Trung, Tây nguyên.
Trên đây là những thông tin về ngành quản lý thể dục thể thao do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tìm kiếm được những thông tin cần thiết cũng như lựa chọn được cho mình ngành nghề phù hợp nhé!

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *