Ngành quản lý văn hóa – Học quản lý văn hóa là học những gì ?

Trải qua hàng nghìn năm văn hóa, thì cho đến bây giờ nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã đang và sẽ được Nhà nước và nhân dân quyết tâm xây dựng. Trên cơ sở đó ngành quản lý văn hóa đang được đầu tư quan tâm phát triển và có nhu cầu nguồn nhân lực lớn trong những năm gần đây.  Và để biết rằng để trở thành nhà quản lý văn hóa tốt cần những trang bị gì để thành công, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nghề quản lý văn hóa là gì ?

Nghề quản lý văn hóa là gì ?
Ngành quản lý văn hóa là ngành trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phông văn hóa để có thể biết cách quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật đáp ứng cho nước nhà và góp phần xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Sinh viên theo học ngành quản lý văn hóa này sẽ có được kiến thức văn hóa cơ bản để việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; Có kiến thức sâu hơn về khoa học quản lý, về văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch, xã hội học; nắm được các chính sách cũng như đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, nhất là đối với vấn đề quản lý trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật;

Ngành quản lý văn hóa thi khối gì?

Ngành quản lý văn hóa thi khối gì?
Ngành Quản lý văn hóa có mã ngành 7229042, xét tuyển các tổ hợp môn sau:
A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học)
A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
C20 (Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
N00 (Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2)
N05 (Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu)
H00 (Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật)
R00 (Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí)

Tại sao nên học ngành quản lý văn hóa

Tại sao nên học ngành quản lý văn hóa

Cơ hội việc làm của ngành Quản lý văn hóa

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa có thể công tác tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật nhà nước quản lý, các tổ chức về văn hoá nghệ thuật tại cơ quan, doanh nghiệp… Cụ thể:
Cán bộ Nhà nước công tác tại các Sở, Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa địa phương, quản lý di tích lịch sử, quản lý lễ hội Văn hóa, hay tại các cơ quan thuộc Bộ, Ngành có tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Quản lý tại các công ty chuyên Tổ chức sự kiện, công ty về truyền thông, du lịch, các đơn vị, cơ quan có hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, hay bộ phận Marketing quảng cáo và quan hệ công chúng của các doanh nghiệp.
Giảng dạy chuyên ngành Quản lý văn hóa tại các trường cáo đẳng, đại học, trung cấp nghề, trường THPT…
Tự mở công ty về triển lãm tranh, du lịch, tổ chức sự kiện về văn hóa, nghệ thuật cho công ty, doanh nghiêp.
Sinh viên tốt nghiệp có thể học tiếp chương trình đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ về ngành Quản lý văn hóa ở nước Anh, Úc, Pháp, Mỹ, Singapore.

Mức lương ngành Quản lý văn hóa

Đối với những cá nhân công tác tại các cơ quan Nhà nước, Viện bảo tàng, Khu di tích lịch sử… sẽ hưởng mức lương theo quy định của Nhà nước dành cho cán bộ bậc đại học.
Đối với những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý tại công ty, doanh nghiệp nước ngoài… mức lương cơ bản dao động từ 6 – 9 triệu đồng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào vị trí việc làm, kinh nghiệm và năng lực bản thân.

Ngành quản lý văn hóa học gì ?

Sinh viên theo học ngành quản lý văn hóa sẽ được học tập chuyên sâu về chủ trương chính sách văn hóa và các mô hình quản lý văn hóa nghệ thuật của Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới.
Chương trình học nội dung đào tạo xoay quanh các môn học thực tế đòi hỏi sự sáng tạo, tìm tòi của sinh viên như Gây quỹ và tìm tài trợ, Quan hệ công chúng, Quản lý dự án văn hóa nghệ thuật, Các ngành Công nghiệp văn hoá, Giáo dục nghệ thuật… Sinh viên sẽ được hướng dẫn trực tiếp về kĩ năng thuyết phục, tìm tòi để có thể thực hiện một dự án văn hóa hay thực hiện một kế hoạch marketing cho các tổ chức văn hóa nghệ thuật. Nội dung đào tạo ngành Quản lý văn hóa được áp dụng theo hướng gọn nhẹ; hiện đại; giảm lý thuyết tăng thực hành

Sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý văn hóa ra làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý văn hóa ra làm gì?
Sinh viên sau khi ra trường chuyên ngành Quản lý Văn hóa, co thể tham gia xin phỏng vấn công tác tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật thuộc khu vực nhà nước, tư nhân hay các tổ chức văn hoá nghệ thuật có yếu tố nước ngoài
Sở và Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch, các Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa, Ban quản lý di tích, quản lý lễ hội, các cơ quan thuộc các Bộ, Ngành có tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật luôn luôn mở cửa chào đón các sinh viên tốt nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, du lịch, quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật và các điểm vui chơi, giải trí, bộ phận marketing.
Sinh viên tốt nghiệp có thể thành lập các công ty event, tổ chức sự kiện event, biểu diễn nghệ thuật mở các phòng tranh hoặc làm việc như những nhân viên độc lập cho các chương trình, sự kiện, hay dự án văn hóa nghệ thuật.
Nhưng chủ yếu là năng lực học tập, sở thích ngành nghề của sinh viên như thế nào để lựa chọn trường cho phù hợp bản thân của mình nhất. Niềm say mê khiến mình yêu thích trong ngành nghề mình chọn hơn. Ngành học nào cũng có thế mạnh riêng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.

Cần trang bị những gì để thành công với nghề Quản lý văn hóa?

Cần trang bị những gì để thành công với nghề Quản lý văn hóa?
Người làm Quản lý Văn hóa là người có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động văn hoá thông tin tại cơ sở. Hiểu biết và nắm vững các bộ môn về khoa học và chuyên ngành đào tạo. Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển và quản lý các chương trình hoạt động văn hoá của quần chúng nhân dân ở các cơ quan, nhà máy, trường học, các đơn vị cơ sở xã, phường, các nhà văn hoá, câu lạc bộ… của các tỉnh, thành phố Trung ương và địa phương.

Phẩm chất nghề nghiệp

– Yêu nghề, say sưa tìm hiểu các giá trị lịch sử, văn hóa- xã hội,  có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác
– Có quan điểm, thái độ lao động khoa học, nghiêm túc.
– Có ý thức học tập và vận dụng đường lối văn hoá – giáo dục của Đảng vào thực tiễn, biết trân trọng di sản văn hoá dân tộc và nhân loại.
– Có văn hoá giao tiếp, đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng giúp đỡ và hợp tác với đồng nghiệp trong công việc.
Nghề quản lý văn hóa – nghề dành cho những người có năng lực quản lý và vốn kiến thức văn hóa – xã hội sâu rộng

Kiến thức cần có

– Có kiến thức chung về văn hoá xã hội, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức cơ bản về nghiệp vụ quản lý ngành Văn hoá thông tin.
– Có năng lực quản lý, tổ chức các hoạt động văn hoá cơ sở, các thiết chế văn hoá và các tổ chức văn hoá xã hội khác ở cộng đồng dân cư. Có những hiểu  biết  cơ bản về  một số loại hình văn hóa và nghệ thuật cơ bản.

Kỹ năng cần có

– Có kỹ năng lập kế hoạch, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện các kế hoạch hoạt động văn hoá ở các nhà văn hoá và trong cộng đồng.
– Có kỹ năng quản lý và tổ chức các hoạt động văn hoá, các hoạt động sinh hoạt tập thể tại các cơ quan và địa phương.

Những tố chất phù hợp với ngành Quản lý văn hóa

Để học tập và thành công trong lĩnh vực Quản lý văn hóa đòi hỏi bạn cần có những tố chất sau:
Đam mê Văn hóa và muốn tìm hiểu Văn hóa các dân tộc;
Cần cù, chịu khó;
Có thái độ và trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa;
Có vốn hiểu biết nhất định về văn hóa;
Biết trân trọng các di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại;
Giao tiếp tốt, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc;
Có tính sáng tạo, có lập trường, bản lĩnh tự tin;
Chịu được áp lực cao trong công việc;
Chủ động thích nghi với môi trường làm việc đa dạng;
Nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vẫn đề;
Có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng;
Tôn trọng pháp luật, thực hành theo kỷ luật lao động tại cơ quan.

Học ngành quản lý văn hóa ở đâu tốt ?

Học ngành quản lý văn hóa ở đâu tốt ?

Hiện nay có một số trường đào tạo ngành Quản lý văn hoá như: ĐH Văn Hoá Hà Nội, ĐH Văn Hoá TP.HCM, ĐH Vinh, ĐH Đồng Tháp, ĐH Văn hoá Nghệ thuật Quân đội;, CĐ Văn hoá Nghệ thuật TP.HCM…

Tuy rằng cho đến nay ngành quản lý văn hóa vẫn là một ngành khoa học còn non trẻ về nguồn nhân lực nhưng nó cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ và có những bước tiến mới. Khi cơ hội việc làm mở rộng cần có một đội ngũ các nhà quản lý văn hóa chuyên nghiệp ghánh vác sự phát triển văn hóa du lịch của quốc gia đang là vấn đề nóng bỏng. Các khóa đào tạo ngành quản lý văn hóa vì thế vẫn có sức hút mạnh mẽ đối với sinh viên sinh sống tại Việt Nam.

Trên đây là những thông tin về ngành quản lý văn hóa do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ tìm được những thông tin cần thiết cũng như biết được những kỹ năng mà bản thân cần chuẩn bị để thực hiện tốt ngành quản lý văn hóa bạn nhé!

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *