Ngành thiên văn học – Học thiên văn học ra trường làm gì ?

Thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên nghiên cứu về các vật thể vũ trụ và hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài khí quyển trái đất, ngành Thiên văn học được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và chọn lựa. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ thông tin thí sinh cần biết về ngành Thiên văn học.

Ngành thiên văn học

Ngành thiên văn học là gì?

Ngành thiên văn học là gì?

Thiên văn học (trong tiếng Anh là Astronomy) là lĩnh vực nghiên cứu khoa học các thiên thể và các hiện tượng tự nhiên có nguồn gốc ngoài vũ trụ. Ngành này cũng nghiên cứu sự phát triển, tính chất vật lý, hóa học, chuyển động, khí tượng học của các vật thể vũ trụ và sự hình thành vũ trụ.

Theo định nghĩa của NASA thì Thiên văn học là ngành khoa học nghiên cứu về các ngôi sao, các hành tinh và không gian. Thiên văn học và chiêm tinh học có nhiều liên quan về mặt lịch sử, nhưng chiêm tinh học không phải là một ngành khoa học và được cho là không có gì liên quan đến thiên văn học cả.

Việc nghiên cứu thiên văn và vật lý thiên văn được thực hiện trong đài quan sát, các phòng thí nghiệm tại các trường đại học hoặc tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học. Nhà thiên văn thực hiện việc quan sát của mình tại các địa điểm được chọn lựa, nằm ngoài sự ô nhiễm ánh sáng được tạo ra bởi các khu vực đô thị, thường các địa điểm này ở vị trí rất cao hoặc trong sa mạc.

Nội dung nghiên cứu Thiên văn học được chia làm 3 phần chính là :

  • Quy luật chuyển động của các thiên thể trong mối quan hệ giữa trái đất và bầu trời
  • Cấu trúc và bản chất vật lý của các thiên thể và các quá trình xảy ra trong vũ trụ
  • Nguồn gốc hình thành và phát triển của thiên thể

Tại sao nên học ngành thiên văn học

Tại sao nên học ngành thiên văn học

Cơ hội của ngành thiên văn học

Với những kiến thức cơ bản, nền tảng về Thiên văn học cùng các kiến thức bổ trợ về Toán học, Vật lý, sinh viên ra trường sẽ có những cơ hội nghề nghiệp, vị trí làm việc sau đây: Công tác lập trình khoa học Công tác điều hành kính thiên văn Trợ lý nghiên cứu, thành viên nhóm nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu về Vật lý, Thiên văn, các Sở Khoa học,… Công tác công nghiệp quốc phòng Công tác nghiên cứu, giảng dạy chuyên sâu về Thiên văn học tại các trường Cao đẳng, Đại học, các Trung tâm giáo dục,…trên địa bàn cả nước. Nhà nghiên cứu, giáo sư đại học, khoa học hành tinh hay kỹ sư quang học.

Chương trình đào tạo ngành Thiên văn học

Chương trình đào tạo ngành Thiên văn học
Việt Nam hiện nay chưa có một chương trình đào tạo chuyên sâu về Thiên văn học. Tuy nhiên, khi trúng tuyển vào các ngành Vật lý học lý thuyết, Vật lý thiên văn thuộc khoa Vật lý các trường Đại học Khoa học Tự nhiên, sinh viên sẽ được đào tạo để :
Có kiến thức cơ sở và chuyên môn về Vật lý nói riêng, về Toán học, Khoa học tự nhiên nói chung
Có khả năng áp dụng kiến thức đã học vào các lĩnh vực như Khoa học, Công nghệ, Công nghiệp và các lĩnh vực khác của xã hội.
Có những kinh nghiệm nghiên cứu về các lĩnh vực, đề tài về Khoa học Tự nhiên
Có trình độ Tin học và Ngoại ngữ cao
Có khả năng sử dụng những trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập và thực tế công việc
Có kiến thức nền tảng để tiếp cận những tri thức, kiến thức trên Thế giới
Có kiến thức chuyên sâu để học lên những trình độ sau Đại học hay công tác, nghiên cứu ở nước ngoài
Có óc tư duy logic, khoa học, có hệ thống Có kỹ năng nghiệp vụ chuyên nghiệp

Các khối thi vào ngành Thiên văn học

– Mã ngành: 7440101
– Tổ hợp môn  xét tuyển ngành Thiên văn học:
A00: Toán, Vật lí, Hóa học
A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
A02: Toán, Vật lí, Sinh học
A04: Toán, Vật lí, Địa lí

Cơ hội việc làm ngành Thiên văn học

Cơ hội việc làm ngành Thiên văn học
Theo chia sẻ của một số thông tin hướng nghiệp, Thiên văn học được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau, vì thế, việc làm của ngành khá đa dạng. Cụ thể, bạn có thể làm việc trong những lĩnh vực sau:

Vũ trụ quan

Trong khi thiên văn học thông thường nghiên cứu về những vật thể riêng lẻ trên bầu trời, vũ trụ học nghiên cứu tất cả. Vũ trụ quan cũng bao gồm mối quan hệ mật thiết với môn vật lý, vì vậy khi học ngành này, bạn cần hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực vật lý.

Vật lý thiên văn

 Vật lý thiên văn liên quan đến vật lý và thuộc tính của các vật thể trên bầu trời như sao, các hành tinh và hệ ngân hà, thuộc tính của chúng và cách thức chúng vận động. Đây là một trong những ngành thú vị nhất trong thiên văn học, gồm việc khám phá những thuộc tính của vật chất tối, năng lượng tối và các hố đen, thời gian chúng di chuyển, hình thành, liệu đa vũ trụ có tồn tại, và nguồn gốc, số phận cuối cùng của vũ trụ là gì.

Sinh vật học trong vũ trụ

Lĩnh vực này nghiên cứu nguồn gốc, sự tiến hóa và những vật thể sống trong vũ trụ, cả trên bề mặt trái đất và bên ngoài trái đất. Đồng thời, nó cũng bao gồm việc tìm kiếm những môi trường sống trong hệ mặt trời của chúng ta và cả bên ngoài.

Vật lý thiên văn nghiên cứu về hệ mặt trời

Đây là chuyên ngành nghiên cứu đặc tính và hành vi của mặt trời, sử dụng những kiến thức này để hiểu về các sao và các hệ thống khác. Nghiên cứu về vật lý mặt trời rất quan trọng, và những nghiên cứu này được cho là sẽ thay đổi bầu không khí trong hệ mặt trời, hoạt động của hệ mặt trời có tác động chính đến khí hậu trên trái đất.

Địa chất các hành tinh

Chuyên ngành này sử dụng những nghiên cứu về địa chất để tìm hiểu về các thành phần, hành vi của các hành tinh, mặt trăng, sao chổi, tiểu hành tinh và bất cứ vật thể nào trôi nổi xung quanh trái đất. Lĩnh vực này rất gần với địa lý học trên trái đất. Hầu hết các chương trình về thiên văn học có những môn chủ yếu về vật lý, bao hàm những chủ đề như động lực học Newton, điện từ và vật lý nguyên tử.
Tuy nhiên, do số lượng tuyển dụng của ngành Thiên văn học rất hạn chế nên ngành học này có tính cạnh tranh cao.

Những tố chất phù hợp với ngành Thiên văn học

Những tố chất phù hợp với ngành Thiên văn học
Để có thể theo học ngành Thiên văn học, bạn cần có những tố chất dưới đây:
Học tốt các môn khoa học, đặc biệt là Toán và Vật lý;
Có đam mê với thiên văn học và khoa học vũ trụ;
Thích khám phá quy luật tự nhiên;
Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học khoa học;
Có khả năng tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu;
Thích đọc sách và tìm hiểu kiến thức mới;
Suy nghĩ độc lập và sáng tạo;
Thích những trò chơi trí tuệ, thích giải đố.

Các trường đào tạo ngành Thiên văn học

Theo những tin tức tuyển sinh, ngành Thiên văn học chủ yếu được đào tạo tại nước ngoài. Tại Việt Nam, có trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đang đào tạo chuyên ngành Công nghệ vũ trụ và ứng dụng với điểm chuẩn năm 2018 là 17,8 điểm. Đây là một sự chọn lựa cho những bạn muốn theo đuổi đam mê về Thiên văn học.

Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành thiên văn học do dean2020.edu.vn đã tổng hơpj và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về ngành học của mình bạn nhé!

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *