Giới trẻ Việt Nam thường nghĩ rằng học ngành nông nghiệp thì tương lai sẽ trở thành nông dân, lam lũ và lạc hậu. Đó là quan điểm sai lầm, bởi tôi dám khẳng định trong một vài năm nữa, khối ngành nông nghiệp sẽ trở thành ngành “hot” nhất tại Việt Nam. Vậy thì học nghề nông nghiệp sẽ ra trường làm gì ? và những cơ hội phát triển của người học nghề nông nghiệp là như thế nào ?, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Nghề nông nghiệp là gì ?
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước. Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
– Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai.
– Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi…
Tại sao nên lựa chọn nghề nông nghiệp
Nhu cầu phát triển của nghề nông nghiệp
Nông nghiệp không chỉ đơn thuần là ngành trồng trọt ngũ cốc (crops/cereals husbandry) mà tự thân đã bao hàm một chuỗi giá trị liên hoàn của nhiều ngành khác nhau như nương rẫy và rau quả (horticulture), trồng hoa (floriculture), thủy sinh (hydroponics), chăn nuôi (livestock/animal husbandry), v.v., chưa kể còn liên quan chặt chẽ với các ngành kỹ nghệ như kỹ nghệ chế biến thức ăn gia súc (animal feed industry) và trích ly dầu thực vật (solvent extraction industry), và giữ vai trò quan trọng trong các chương trình trồng cây gây rừng (afforestation), trồng cây gây rừng tái lập (reforestation), và nuôi trồng thủy sản (aquaculture)…
Là nước nông nghiệp với nhiều lợi thế từ các sản phẩm nhiệt đới nhưng để biến tiềm năng đó thành hiện thực, làm động lực cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn, sản phẩm có khả năng cạnh tranh thì việc đầu tư vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực là cần thiết. Nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp ở Việt Nam đang chiếm lực lượng lao động lớn nhất (xấp xỉ 50%) nhưng thiếu lao động có trình độ.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, nhu cầu nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn là rất lớn, mỗi năm cả nước cần tới trên 1 triệu lao động, nhưng đội ngũ cán bộ làm nông nghiệp, nông thôn chỉ có khoảng 9% có trình độ đại học, cao đẳng; 39,4% trung cấp và 9,8% sơ cấp… Trước đây, một số ngành học thuộc khối nông nghiệp không hấp dẫn nhưng tương lai đây sẽ là nghề tạo ra cơ hội việc làm lớn nhất.
Mức lương của kỹ sư nông nghiệp
Mức lương của ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí công tác, địa điểm làm việc, kinh nghiệm chuyên môn…Trong đó, mức lương của ngành dao động trong khoảng 5 – 13 triệu tùy từng vị trí công tác.
Mức lương trung bình của một Kỹ sư Nông nghiệp khoảng 11 triệu.
Những thách thức của nghề nông nghiệp
Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, không chỉ giới hạn trong tự do hóa thương mại hàng hóa mà còn mở rộng ra các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư tạo sức ép cạnh tranh và áp lực tới sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, khung pháp lý của chúng ta thường chưa được hoàn thiện kịpthời để đáp ứng với tình hình mới; việc xử lý tranh chấp thương mại gặp nhiều khó khăn khi năng lực giải quyết còn yếu.
Biến đổi khí hậu đến nhanh và mạnh hơn so với dự báo, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn. Tài nguyên đất, tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp không chỉ do quá trình đô thị hóa mà còn do tác động của biến đổi khí hậu.
Học nghề nông nghiệp là học gì ?
Chương trình đào tạo ngành Nông nghiệp cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hiện đại về lĩnh vực sản xuất và quản lý sản xuất nông nghiệp. Các kiến thức và kỹ năng cốt lõi của ngành liên quan đến tiến bộ khoa học nông nghiệp trên thế giới như: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, công nghệ vi sinh, công nghệ bảo quản, chế biến… Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng quản lý sản xuất chăn nuôi và trồng trọt hiệu quả, bền vững, biết ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào thực tiễn trồng trọt và chăn nuôi…
Nghề nông nghiệp gồm những ngành nào ?
Là sinh viên học ngành nông nghiệp sẽ được chọn những ngành học thuộc khoa học cây trồng, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Trong 3 ngành lớn trên sẽ có những ngành nhỏ để sinh viên có thể đi vào cụ thể và học chi tiết hơn. Cụ thể 3 ngành chính trên bao gồm các ngành nhỏ như sau:
Ngành khoa học cây trồng
Nếu bạn chọn ngành khoa học cây trồng sẽ được đào tạo về cách quản lý cây trồng, cây ăn quả. Ngoài ra còn được học các kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng cây và cách chăm sóc. Biết được cách nhận diện, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại gây hại cho cây trồng. Quản lý nguồn dinh dưỡng, điều khiển cây ra hoa, quả theo ý muốn, bảo quản sau thu hoạch.
Ngành chăn nuôi
Khi học ngành chăn nuôi sinh viên sẽ được học về nguyên lý của quá trình sinh học nuôi dưỡng và bảo vệ vật nuôi. Các kiến thức thực tế và công nghệ sản xuất hiện đại, khả năng tự nghiên cứu, quản lý cơ sở sản xuất, làm dịch vụ, quản lý ngành nghề chăn nuôi, thú y.
Ngành nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là ngành bạn cần có chuyên môn về định danh, phân loại và đặc điểm sinh học, vòng đời, môi trường sống động, thực vật thủy sản. Những trang thiết bị kỹ thuật và cơ hội rèn luyện tay nghề là điều bạn sẽ có được. Không chỉ vậy, việc cần nắm nhu cầu dinh dưỡng, chế biến thức ăn cho tôm cá, quản lý sức khỏe vật nuôi, chất lượng nước ao nuôi, các thiết bị hiện đại đều cần thiết.
Tố chất học nghề nông nghiệp
Để học ngành nông nghiệp và sau này có được một công việc ổn định người học cần có nhiều tố chất. Điều đầu tiên bao giờ cũng là kiến thức chuyên môn, phải nắm rõ kiến thức chuyên môn. Như đã giới thiệu ở mục 2, nếu học nông nghiệp bạn nên học chuyên sâu về một ngành nào đó. Những cái khác chỉ nên biết cơ bản là được. Chẳng hạn như bạn học ngành khoa học cây trồng, hãy đào sâu kiến thức và thực hành về ngành đó.
Còn về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có thể biết, nhưng không cần tìm hiểu kỹ. Bởi vì bạn cần xác định được mục tiêu chính của mình là khoa học cây trồng. Cần biết được các kiến thức, kinh nghiệm về chuyên ngành này.
Học bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, bạn cần có sự đam mê và yêu thích ngành học. Hãy luôn nuôi dưỡng niềm đam mê và nhiệt huyết trong cơ thể về nông nghiệp. Từ đó, việc học và nghiên cứu các công trình khác giúp bạn trở nên thành công.
Sinh viên học nghề nông nghiệp ra trường làm gì ?
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Nông nghiệp, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc tại những đơn vị sau:
Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, Viện nghiên cứu về nông nghiệp, Viện sinh học nhiệt đới, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Trung tâm Khuyến nông, Chi cục hay Trạm Bảo vệ Thực vật, các Trung tâm Giống cây trồng, các nông trường, nông trại, trang trại, các công ty nhà nước hay các liên doanh hoặc tư nhân trong kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật).
Làm việc tại các công ty giống cây trồng, các công ty chuyên khoa học đời sống, công ty phân bón…
Làm việc tại các trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các công ty chăm sóc cây trồng, công ty hóa chất nông nghiệp…
Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo (trung học, cao đẳng, đại học nông nghiệp) hoặc học tiếp các bậc học thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành.
Học nghề nông nghiệp ở đâu tốt ?
– Khu vực miền Bắc:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
– Khu vực miền Nam:
Đại học Trà Vinh
Trên đây là những thông tin liên quan đến nghề nông nghiệp do dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về ngành nghề của mình cũng như đưa ra được lựa chọn đúng đắn cho tương lai bạn nhé!