Nhà Văn J. K. Rowling – Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp

J. K. Rowling cư ngụ tại thủ đô Edinburgh, Scotland là tiểu thuyết gia người Anh, tác giả bộ truyện giả tưởng nổi tiếng Harry Potter. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của Nhà Văn J. K. Rowling qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Tiểu sử của nhà văn J.K. Rowling

J.K. Rowling là nữ nhà văn viết bộ truyện Harry Potter. Bà ấy sinh ở Anh vào ngày 31 tháng 7, năm 1975 (ngày sinh nhật của bà Rowling cũng giống như Harry Potter). Khi bà ấy năm tuổi, bà rất thích đọc và viết nhiều truyên ngắn. Vào năm 1987, bà Rowling học ở trường đại học Exeter và học tiếng pháp. Bà ấy nói, “Tôi không thích học tiếng pháp lắm, nhưng cha mẹ tôi gây sức ép tôi để học tiếng pháp. Mặc dù, tôi được đi du học ở Pháp một năm.”

Tiểu sử của nhà văn J.K. Rowling

Vào năm 1990 khi đến London bằng xe lửa, bà có ý tưởng để viết Harry Potter. Năm năm au đó, Rowling viết xong cuốn tập một Harry Potter and the Sorcerer’s Stone và được nhà xuất bản Bloombury phát hành. Sau thành công của tập một, mọi cái khác là lịch sử. Sau khi viết bảy cuốn sách, J.K. Rowling là được biết đến như là văn sĩ thành công và người phụ nữ quyền lực nhất trên thế giới. Bây giờ, bà ấy có tài sản đáng giá hơn 800 triệu đô la. Sau khi hoàn thành tập 7 vào năm 2007, bà đang tình nguyện với những tổ chức để nghiên cứu bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis).

Cuộc đời của nhà văn J.K. Rowling

Tuổi thơ khó khăn, bị cô lập chưa phải khoảng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời J.K Rowling. Cuộc đời bà bắt đầu rơi vào bế tắc khi kết hôn với bạn trai Jorge Arantes vào năm 1992.

Sau khi Rowling hạ sinh con gái đầu lòng vào năm 1993, cuộc hôn nhân của bà bắt đầu xảy ra nhiều mâu thuẫn: Rowling sảy thai, chồng bà thất nghiệp, cờ bạc, rượu chè. Jorge thường xuyên đánh đập vợ.

Cuối cùng, họ ly thân vào ngày 17/11/1993, 13 tháng 1 ngày sau khi kết hôn. Vào ngày cuối cùng chung sống bên nhau, Jorge đã tát Rowling rất mạnh và đuổi bà ra khỏi nhà vào lúc 5 giờ sáng.

Cuộc đời của nhà văn J.K. Rowling

Tháng 12/1993, Rowling cùng con gái Jessica chuyển về gần nhà chị gái ở Edinburgh, Scotland. Jorge đã theo bà đến tận Scotland. Quá hoảng sợ, Rowling đã xin lệnh cách ly Jorge. Cuối cùng, Jorge trở về Bồ Đào Nha. Hai người chính thức ly dị vào tháng 8/1994.

Chính lúc này bà nhận ra mình hóa ra chỉ là một kẻ thất bại: không gia đình, không công việc và không tiền bạc và phải chật vật chăm con gái mới sinh được 2 tháng.

“Tôi nghĩ công bằng mà nói thì 7 năm sau ngày ra trường, tôi đã thất bại một cách thê thảm, xét theo bất kỳ tiêu chuẩn thường tình nào. Một cuộc hôn nhân quá ngắn đã sụp đổ, và tôi bị thất nghiệp, trở thành một người mẹ độc thân, và nghèo đến mức không thể nghèo hơn được nữa ở nước Anh hiện đại, trừ phi lâm vào cảnh vô gia cư.

Những lo sợ mà bố mẹ tôi và của chính tôi dành cho mình đã trở thành sự thật, và theo như bất cứ một tiêu chí bình thường nào, bản thân tôi là sự thất bại lớn nhất mà tôi được biết”, bà chia sẻ trong bài diễn văn tại Lễ tốt nghiệp ở Đại học Harvard.

Cuộc sống bế tắc khiến Rowling bị trầm cảm và thậm chí từng nghĩ đến cái chết. “Khi ấy, tôi là một bà mẹ đơn thân, thất nghiệp và dường như là người nghèo nhất trong số những người không bị gọi là vô gia cư tại Anh”, bà chia sẻ.

Tuy nhiên, cô con gái nhỏ là niềm động lực mạnh mẽ để bà tiếp tục sống. Thời gian này, Rowling cũng nhận ra mình không cô độc như bà vẫn tưởng. Bà được chị gái chăm sóc, các nhân viên trợ cấp xã hội giúp đỡ nhiệt tình.

Để kiếm tiền nuôi con, Rowling đã làm việc ngày qua ngày không mệt mỏi suốt gần 3 năm liền. Cuối cùng, năm 1995, tập đầu tiên của bộ truyện Harry Potter hoàn thành.

Sau khi nhận được phản hồi rất tích cực từ một người đọc thử ba chương đầu tên là Bryony Evens, Hãng Christopher Little quyết định trở thành đại diện của Rowling. Họ đem bản thảo của bà nộp cho 12 nhà xuất bản khác nhau nhưng không nơi nào chấp nhận. Họ nói với bà rằng cuốn tiểu thuyết hư cấu dành cho thiếu nhi ấy không hấp dẫn độc giả và không mang lại giá trị kinh tế.

Sự nghiệp của nhà văn J. K. Rowling

Sau khi bị 12 nhà xuất bản từ chối, cơ may đến với Rowling khi giám đốc nhà xuất bản Bloomsburry chấp nhận bản thảo của bà với lý do con gái 9 tuổi của ông rất thích chúng.

Mặc dù sách sẽ được xuất bản, đại diện của Rowling khuyên bà hai điều: một là Rowling nên tìm một công việc vì sống nhờ sách thiếu nhi là không thể, hai là Rowling nên tìm một bút danh thật ấn tượng. Rowling đã chọn cho mình bút danh là J.K Rowling. Cuối năm ấy, Rowling được tài trợ 8.000 bảng để tiếp tục sự nghiệp sáng tác.

Sự nghiệp của nhà văn J. K. Rowling

Tháng 6/1997, nhà xuất bản Bloomsburry in 1000 bản “Harry Potter và Hòn đá Phù thủy”. 5 tháng sau, quyển sách được trao giải thưởng đầu tiên: “The Nestle Smartie Book Prize”. Tháng 2/1998, quyển sách được trao thêm giải “The Book of the year”.Cho đến hàng chục năm về sau, Harry Potter vẫn lọt vào top những tiểu thuyết giả tưởng bán chạy nhất mọi thời đại.

Sự thành công của Harry Potter và phim điện ảnh chuyển thể cùng tên đã Rowling từ một bà mẹ đơn thân nghèo khó đã trở thành một tỷ phú giàu có của nước Anh. Nhìn lại những khó khăn đã qua, Rowling nhận mình là một kẻ thất bại, tuy nhiên những thất bại cay đắng càng khiến bà mạnh mẽ và chiến đấu như không còn gì để mất.

“Có lẽ các bạn sẽ không bao giờ bị thất bại như tôi đã trải qua, nhưng trong cuộc đời, thất bại là không thể tránh khỏi. Không thể sống mà không thất bại trong một việc gì đó, trừ phi ta sống dè dặt tới mức có thể coi như chưa sống – trong trường hợp đó, cả cuộc đời ta đã là một sự thất bại rồi.

Thất bại dạy cho tôi những điều về bản ngã của mình mà tôi không thể nào học được bằng cách nào khác. Tôi khám phá ra là tôi mạnh mẽ và kỷ luật hơn là mình tưởng; và cũng biết được rằng mình có nhiều người bạn đáng giá ngàn vàng”, Rowling chia sẻ.

Câu chuyện về sự thành công của nữ nhà văn sinh năm 1965 cũng cho cả thế giới thấy bài học về sự nỗ lực không ngừng nghỉ và luôn theo đuổi đam mê.

“Nếu như người ta hỏi tôi về phương thuốc hạnh phúc, điều trước tiên là bạn thích làm việc, điều thứ hai là tìm ai đó có thể trả tiền cho bạn vì điều đó. Tôi đã rất may mắn, việc viết lách của tôi còn mang tới cả tiền bạc”, bà nói.

Về tác phẩm Harry Potter

Vào năm 1995, Rowling hoàn tất bản thảo cho quyển Harry Potter và Hòn đá Phù thủy mà bà đã đánh máy trên máy đánh chữ thủ công. Sau khi nhận được lời khen nhiệt tình từ Bryony Evens, một độc giả được giao nhiệm vụ đánh giá ba chương đầu của quyển sách, Cơ quan Đại diện Văn chương Christopher Little có trụ sở ở Fulham đồng ý đại diện bà để tìm một nhà xuất bản. Quyển sách được đệ trình cho 12 nhà xuất bản nhưng không nơi nào chịu nhận bản thảo. Một năm sau, bà nhận sự chấp nhận (và khoản tiền tạm ứng là 1.500 bảng Anh) của Barry Cunningham từ Bloomsbury, một nhà xuất bản ở Luân Đôn.

Quyết định xuất bản quyển sách của Rowling phần lớn là nhờ vào Alice Newton, cô con gái 8 tuổi của chủ tịch Bloomsbury, người được cha cô đưa chương đầu để đọc và đánh giá và đã ngay lập tức đòi lấy đọc chương tiếp theo.Dù Bloomsbury đã đồng ý xuất bản cuốn sách, Cunningham cho biết ông đã khuyên Rowling nên tìm nghề chính, vì công việc viết sách thiếu nhi khó làm ra tiền. Không lâu sau, trong năm 1997, Rowling nhận được một khoản trợ cấp 8.000 bảng Anh từ Hội đồng Nghệ thuật Scotland để có thể tiếp tục viết lách.

Về tác phẩm Harry Potter

Tháng 6 năm 1997, Bloomsbury xuất bản quyển Hòn đá Phù thủy (dưới tựa đề nguyên gốc là Harry Potter and the Philosopher’s Stone) với số lượng 1.000 bản trong lần in đầu, trong đó 500 được phân phối đến các thư viện. Ngày nay, những phiên bản này trị giá từ 16.000 đến 25.000 bảng Anh. Năm tháng sau, quyển sách giành được giải thưởng đầu tiên, Giải sách Nestlé Smarties. Tháng 2 năm 1998, tiểu thuyết giành Giải Sách Anh ở hạng mục Sách Thiếu nhi của Năm, và sau đó nhận Giải Sách Thiếu nhi. Đầu năm 1998, một cuộc đấu giá được tổ chức ở Hoa Kỳ để mua lại quyền xuất bản quyến sách, và Scholastic Inc. thắng cuộc với giá 105.000 USD. Rowling cho biết bà đã “mừng gần chết” khi nghe tin. Vào tháng 10 năm 1998, Scholastic xuất bản quyển Hòn đá Phù thủy dưới tựa đề là Harry Potter and the Sorcerer’s Stone. Sau này Rowling nói rằng bà cảm thấy thấy hối tiếc và nếu có địa vị mạnh hơn vào lúc đó thì bà đã không đồng ý với cái tên mới này. Với số tiền nhận được từ Scholastic trong cuộc đấu giá, Rowling dọn ra khỏi căn hộ của mình và đến số 19 Hazelbank Terrace ở Edinburgh.

Phần tiếp theo, Harry Potter và Phòng chứa Bí mật, xuất bản vào tháng 7 năm 1998 và một lần nữa đem lại cho Rowling Giải Smarties. Tháng 12 năm 1999, tiểu thuyết thứ ba là Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban lại thắng Giải Smarties, khiến Rowling trở thành người đầu tiên thắng giải này ba năm liên tiếp. Sau đó bà rút quyển tiểu thuyết Harry Potter thứ tư ra khỏi danh sách ứng cử để công bằng hơn cho các quyển khác. Tháng 1 năm 2000, Tên tù nhân ngục Azkaban giành Giải Sách Thiếu nhi của năm Whitbread trong năm đầu tiên, tuy nhiên quyển sách không giành được giải Sách của năm, được trao cho bản dịch tác phẩm Beowulf của Seamus Heaney.

Quyển thứ tư, Harry Potter và Chiếc cốc lửa, ra mắt cùng ngày tại Anh và Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 7 năm 2000 và đã đạt kỷ lục bán chạy ở cả hai nước với 372.775 quyển được bán vào ngày đầu tiên tại Anh, gần bằng con số mà Tên tù nhân ngục Azkaban bán được trong năm đầu. Tại Hoa Kỳ, tiểu thuyết bán được 3 triệu quyển trong vòng 48 tiếng đầu tiên, vượt qua mọi kỷ lục trước đó. Rowling cho biết bà đã gặp khủng hoảng trong lúc sáng tác tiểu thuyết và phải viết đi viết lại một chương nhiều lần để sửa một lỗi trong cốt truyện. Rowling được vinh danh là Tác giả của Năm tại Giải Sách Anh năm 2000.

Sau khi Chiếc cốc lửa xuất bản, độc giả phải đợi ba năm để đọc được quyển Harry Potter thứ năm là Harry Potter và Hội Phượng Hoàng. Khoảng cách thời gian này đã khiến báo chí suy đoán rằng Rowling đã mắc phải chứng writer’s block (một khái niệm khi tác giả mất ý tưởng sáng tác trong viết lách); bà đã phủ nhận các suy đoán này. Rowling sau này nói rằng việc sáng tác quyển sách là một công việc phải làm, lẽ ra nói nên ngắn hơn, và bà đã hết thời gian và nghị lực khi cố gắng hoàn tất quyển sách.

Quyển thứ sáu, Harry Potter và Hoàng tử lai, ra mắt vào ngày 16 tháng 7 năm 2005. Tiểu thuyết cũng vượt qua tất cả kỷ lục bán chạy trước đó, bán được 9 triệu bản trong vòng 24 tiếng sau khi xuất bản.Năm 2006, Hoàng tử lai giành Giải Sách Anh ở hạng mục Sách của Năm.

Tựa của quyển Harry Potter thứ bảy và cũng là cuối cùng được công bố vào ngày 21 tháng 12 năm 2006 là Harry Potter và Bảo bối Tử thần. Vào tháng 2 năm 2007, báo chí đăng tin rằng Rowling đã viết trên một bức tượng bán thân trong phòng khách sạn của mình ở Khách sạn Balmoral ở Edinburgh rằng bà đã hoàn tất quyển thứ bày trong phòng đó vào ngày 11 tháng 1 năm 2007.

Harry Potter và Bảo bối Tử thần ra mắt vào ngày 21 tháng 7 năm 2007 và vượt qua kỷ lục của quyển trước, trở thành quyển sách bán chạy nhất mọi thời đại.Tiểu thuyết bán được 11 triệu quyển trong ngày đầu tiên phát hành tại Anh và Hoa Kỳ. Chương cuối của quyển sách là một trong những đoạn đầu tiên mà bà đã viết trong toàn bộ loạt sách.

Harry Potter hiện nay là một thương hiệu toàn cầu trị giá khoảng 15 tỷ USD, và bốn quyển Harry Potter cuối cùng đã lần lượt lập kỷ lục sách bán chạy nhất mọi thời đại. Toàn bộ loạt sách, với tổng cộng 4.195 trang, đã được dịch toàn bộ hay một phần ra 65 ngôn ngữ khác nhau.

Những tiểu thuyết Harry Potter cũng đã được công nhận trong việc khiến giới trẻ quan tâm đến việc đọc sách trong thời điểm mà người ta tưởng rằng trẻ em đang bỏ sách để chơi máy tính, xem truyền hình hay chơi các trò chơi video, dù cũng có báo cáo rằng tuy những quyển sách này nhận nhiều độc giả, giới thanh thiếu niên vẫn tiếp tục giảm đọc sách.

Hoạt động từ thiện của nhà văn Rowling

Năm 2000, Rowling thành lập Quỹ Từ tiện Volant, với ngân sách hàng năm là 5,1 triệu bảng Anh được dùng cho mục đích xóa đói giảm nghèo và chống lại bất bình đẳng xã hội. Quỹ cũng trợ cấp các tổ chức hỗ trợ trẻ em, gia đình cha mẹ đơn thân, và nghiên cứu đa xơ cứng.

Hoạt động từ thiện của nhà văn Rowling

Chống đói nghèo và phúc lợi trẻ em

Rowling, từng là một bà bẹ đơn thân, hiện nay là chủ tịch tổ chức từ thiện Gingerbread (trước kia có tên One Parent Families), trước đó bà là Sứ giả đầu tiên của tổ chức vào năm 2000. Rowling cộng tác với Sarah Brown để viết một quyển truyện thiếu nhi để hỗ trợ One Parent Families.

Năm 2001, tổ chức quyên góp chống đói nghèo Comic Relief đã thỉnh cầu ba tác giả ăn khách nhất nước Anh — đó là nhà văn dạy nấu ăn và người dẫn chương trình truyền hình Delia Smith, tác giả bộ truyện Bridget Jones Helen Fielding, và Rowling — viết những quyển sách ngắn liên quan đến tác phẩm nổi tiếng nhất của mình để xuất bản. Hai quyển sách của Rowling, Những sinh vật huyền bí và nơi tìm ra chúng và Quidditch qua các thời đại, được đưa ra như những bản copy của những quyển sách được tìm thấy trong thư viện của Hogwarts. Từ khi xuất bản vào tháng 3 năm 2001, hai quyển đã đem lại 15,7 triệu bảng Anh cho quỹ.

Thêm vào đó, hai quyển cũng đã đem lại 10,8 triệu bảng ở ngoài nước Anh và khoản tiền này được đưa vào Quỹ Quốc tế Cho Thiếu nhi và Thanh niên trong Khủng hoảng mới được thành lập. Vào năm 2002, Rowling cũng đã viết lời mở đầu cho quyển Magic, một tuyển tập truyện hư cấu do Bloomsbury xuât bản, góp phần gây quỹ cho Hội đông Quốc gia cho Gia đình Cha mẹ Đơn thân.

Năm 2005, Rowling và Thành viên Nghị viện Châu Âu Emma Nicholson thành lập Children’s High Level Group (nay là Lumos). Vào tháng 1 năm 2006, bà đến Bucharest để gây chú ý đến việc sử dụng giường chuồng trong các bệnh viện tâm thần cho trẻ em.  Để tiếp tục hỗ trợ CHLG, Rowling cho đấu giá một trong bảy quyển Những chuyện kể của Beedle Người Hát Rong do chính bà viết tay và vẽ minh họa, một loạt truyện cổ tích được nhắt đến trong quyển Harry Potter và Bảo bối Tử thần. Công ty bán sách trực tuyến Amazon.com đã mua lại quyển sách với giá 1,95 triệu bảng Anh vào ngày 13 tháng 12 năm 2007, trở thành quyển sách hiện đại đắt tiền nhất trong một cuộc đấu giá. Sáu quyển còn lại bà đã cho những người có quan hệ mật thiết đến bộ sách Harry Potter. Năm 2008, Rowling đồng ý cho xuất bản quyển sách, với lợi nhuận được quyên góp cho Lumos. Vào ngày 1 tháng 6 năm 2010 (Ngày Quốc tế Thiếu nhi), Lumos khởi xướng một sự kiện hàng năm — Hãy Thắp Nến Sinh nhật cho Lumos. Vào tháng 11 năm 2013, Rowling đã quyên góp toàn bộ lợi nhuận từ Những chuyện kể của Beedle Người Hát Rong, trị giá gần 19 triệu bảng Anh.

Vào tháng 7 năm 2012, Rowling xuất hiện tại Lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2012 tại Luân Đôn, trong đó bà đã đọc một đoạn văn từ tác phẩm Peter Pan của J. M. Barrie để tri ân Bệnh viện Nhi đồng Great Osmond Street. Trong lúc bà đọc có sự hiện diện của những quả bóng tượng trưng cho Chúa tể Voldemort và một số nhân vật từ văn học thiếu nhi khác.

Đa xơ cứng

Rowling đã quyên góp tiền và hỗ trợ nỗ lực nghiên cứu và điều trị đa xơ cứng, chứng bệnh mà mẹ bà mắc phải trước khi qua đời năm 1990. Trong năm 2006, Rowling đã quyên góp một khoản tiền đang kể để thành lập một Trung tâm Thuốc Hồi sinh tại Đại học Edinburgh, sau này được đặt tên theo mẹ bà là Anne Rowling Regenerative Neurology Clinic. Năm 2010, bà quyên góp thêm 10 triệu bảng Anh cho trung tâm,và sau đó là 15 triệu nữa vào năm 2019. Vì lý do nào đó chưa xác định được, Scotland, nơi Rowling sinh sống có tỷ lệ đa xơ cứng cao nhất thế giới. Vào năm 2003, Rowling tham gia chiến dịch thành lập tiêu chuẩn chăm sóc người mắc chứng đa xơ cứng. Vào tháng 4 năm 2009, bà tuyên bố ngừng hỗ trợ tổ chức Hội Đa xơ cứng Scotland, do tranh chấp giữa các chi nhánh phía Bắc và Nam đã làm suy sụp chí khí và dẫn đến một số người từ chức.

COVID-19

Vào tháng 5 năm 2020, Rowling tuyên bố xuất bản tiểu thuyết thiếu nhi The Ickabog, với toàn bộ tiền thù lao tác giả được quyên tặng cho các tổ chức hỗ trợ những người bị đại dịch COVID-19 ảnh hưởng. Qua Quỹ Từ thiện Volant, Rowling đã quyên tặng hàng trăm nghìn bảng Anh cho cả hai tổ chức Khalsa Aid và British Asian Trust để hỗ trợ công việc cứu trợ COVID tại Ấn Độ, vào tháng 5 năm 2021.

Các hoạt động từ thiện khác

Vào tháng 5 năm 2008, cửa hành sách Waterstones đã thỉnh cầu Rowling và 12 nhà văn khác (Lisa Appignanesi, Margaret Atwood, Lauren Child, Sebastian Faulks, Richard Ford, Neil Gaiman, Nick Hornby, Doris Lessing, Michael Rosen, Axel Scheffler, Tom Stoppard và Irvine Welsh) sáng tác một tác phẩm tự chọn trên một tờ giấy khổ A5, để đưa bán đấu giá nhằm gây quỹ cho hai tổ chức từ thiện Dyslexia Action và English PEN. Cống hiến của Rowling là một đoạn văn gồm 800 chữ lấy bối cảnh trước Harry Potter nói về cha của Harry Potter là James Potter, cùng người cha đỡ đầu là Sirius Black, diễn ra 3 năm trước khi Harry sinh ra. Những tờ giấy này được gom lại và sắp xếp thứ tự rồi bán để gây quỹ dưới hình thức sách vào tháng 8 năm 2008.

Hoạt động từ thiện của nhà văn Rowling

Vào ngày 1 và 2 tháng 8 năm 2006, bà đã đọc cùng với Stephen King và John Irving tại Radio City Music Hall ở Thành phố New York. Thu nhập từ sự kiện này được quyên góp cho Quỹ Haven, một tổ chức từ thiện hỗ trợ các nghệ sĩ và nhà biểu diễn không có bảo hiểm và không hoạt động được, và tổ chức y tế phi chính phủ Bác sĩ không biên giới. Vào tháng 5 năm 2007, Rowling hứa sẽ đóng góp hơn 250.000 bảng Anh vào một quỹ tiền thưởng do tờ báo lá cải News of the World thành lập nhằm trả về cô bé người Anh Madeleine McCann vốn đã mất tích tại Bồ Đào Nha.

Rowling, cùng với Nelson Mandela, Al Gore, và Alan Greenspan, đã viết phần mở đầu cho một bộ tuyển tập các bài diễn văn của Gordon Brown, và lợi nhuận được quyên góp cho Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Jennifer Brown. Sau khi bị lộ mặt là tác giả quyển The Cuckoo’s Calling khiến doanh thu tác phẩm tăng vọt, Rowling tuyên bố sẽ quyên tặng toàn bộ tiền thù lao cho Army Benevolent Fund, và nói rằng mình luôn có ý định này nhưng không ngờ rằng quyển sách trở thành một tác phẩm bán chạy.

Rowling là thành viên của cả hai tổ chức English PEN và Scottish PEN. Bà là một trong 50 tác giả đóng góp vào First Editions, Second Thoughts, một cuộc đấu giá từ thiện cho English PEN. Mỗi tác giả viết tay vào một phiên bản in lần đầu của một tác phẩm của mình, trong trường hợp của Rowling là quyển Harry Potter và Hòn đá Phù thủy. Quyển sách là vật đấu giá cao nhất trong sự kiện, đem lại 150.000 bảng Anh (228.600 USD).

Rowling cũng hỗ trợ Quỹ Shannon, nhà điều hành các dự án Toe by Toe Reading Plan và Shannon Reading Plan trong các nhà tù khắp nước Anh, giúp đỡ và dạy kèm các tù nhân mù chữ.

Trên đây, dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn những thông tin cơ bản về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn nổi tiếng J. K. Rowling. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những thông tin mà bạn đang tìm kiếm về nhà văn J. K. Rowling nhé!

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *