Nhà Văn Robert Louis Stevenson – Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp

Robert Louis Stevenson là một nhà văn người Scotland, người đã sáng tác nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng trong đó có tiểu thuyết Đảo giấu vàng và Bác sĩ Jekyll và ông Hyde. Dưới đây là những thông tin liên quan đến tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của Nhà Văn Robert Louis Stevenson, cùng tham khảo nhé!

Tiểu sử của nhà văn Robert Louis Stevenson

Robert Louis Stevenson (1850-1894) là một nhà văn người Scotland, người đã sáng tác nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng trong đó có tiểu thuyết Đảo giấu vàng và Bác sĩ Jekyll và ông Hyde. Stevenson sinh tại Edinburgh Scotland trong một gia đình trí thức. Ông được nhiều người mến phục về tinh thần phấn đấu chống lại bệnh tật với sự vui vẻ và lòng can đảm, vợ ông là người đã đem đến cho ông nghị lực và cảm hứng để viết văn.

Tiểu sử của nhà văn Robert Louis Stevenson

Trong khoảng mười bảy năm, ông đã viết được bốn cuốn khảo luận, bảy cuốn tiểu thuyết, năm tập truyện hoang đường, hai tập truyện phiêu lưu tại biển Nam, ba tập thơ, năm cuốn tiểu truyện về du lịch và địa thế học, một cuốn lịch sử chính trị và một số tài liệu khác được in ra sau khi ông chết. Ông sáng tác tập trung vào các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, khảo luận.

Cuộc đời của nhà văn Stevenson

Stevenson cất tiếng khóc chào đời tại nhà số 8 Howard Place, Edinburgh, Scotland, vào ngày 13 tháng 11 năm 1850. Bố ông là Thomas Stevenson (1818–1887), một kỹ sư xây dựng hải đăng hàng đầu thời bấy giờ, và mẹ là bà Margaret Isabella (họ trước khi kết hôn là Balfour, 1829–1897). Ông được đặt tên là Robert Lewis Balfour Stevenson. Vào khoảng năm 18 tuổi, ông đổi cách viết của “Lewis” thành “Louis”, và ông bỏ “Balfour” vào năm 1873.

Thiết kế hải đăng là nghề cha truyền con nối của gia đình bên nội. Ông nội của cậu bé Robert là kỹ sư xây dựng hải đăng, các chú các bác của ông cũng vậy.

Ông ngoại Lewis Balfour (1777–1860) là mục sư ở giáo xứ Colinton gần đó. Stevenson đã dành phần lớn những ngày nghỉ thời niên thiếu của mình ở nhà ông ngoại. Các cậu của Robert có bác sĩ George William Balfour và kỹ sư hàng hải James Balfour.

Ông ngoại và mẹ của Stevenson đều bị viêm phế quản mãn tính, bởi vậy nên họ cần ở những nơi khí hậu ấm áp, tốt cho sức khỏe của họ. Stevenson cũng bị căn bệnh tương tự với các triệu chứng ho và sốt, bệnh trở nặng khi gia đình chuyển đến một ngôi nhà ẩm thấp, lạnh lẽo tại số 1 Inverleith Terrace vào năm 1851. Bởi vậy, gia đình lại chuyển đến tới 17 Heriot Row, ngôi nhà ở khu phố có nhiều nắng ấm hơn khi Stevenson 6 tuổi, nhưng tình cảnh cứ mùa đông lại ốm nặng vẫn đeo bám Stevenson cho đến khi cậu bé 11 tuổi. Quan điểm đương thời cho rằng ông mắc bệnh lao, nhưng những quan điểm hiện đại cho rằng đó là chứng giãn phế quản, hoặc bệnh u hạt.

Cha mẹ của Stevenson tuy đều sùng đạo, nhưng không tuân thủ các nguyên tắc quá nghiêm ngặt. Cậu là con trai duy nhất của họ. Tuy khó hòa nhập ở trường học, nhưng cậu lại tham gia rất sôi nổi các trò chơi sôi động với anh em họ của mình trong những kỳ nghỉ hè tại nhà ông ngoại ở Colinton. Ốm đau thường xuyên khiến cậu bé phải rời xa trường học và chủ yếu học ở nhà với gia sư riêng.

Cậu biết đọc muộn, ở tuổi 7 hoặc 8, nhưng thậm chí trước khi biết đọc cậu đã thích kể chuyện, biết nhờ mẹ hoặc vú nuôi ghi lại hộ, và sau đó thì đã bắt đầu tự viết truyện suốt thời thơ ấu. Cậu bé sớm bộc lộ ước mơ được viết, tự học hỏi nghề văn bằng cách bắt chước rất nhiều kiểu mẫu trong văn xuôi và câu thơ. Điều này khiến cha cậu rất tự hào, bản thân ông cũng đã từng viết trong thời gian rảnh rỗi, nhưng cha của ông tìm thấy các bản thảo và nói với ông rằng “Thôi ngay chuyện viết lách vô bổ và tập trung vào những việc nghiêm túc hơn.”

Sự nghiệp của nhà văn Stevenson

Bố đã ủng hộ sự nghiệp sáng tác của con trai khi ông trả tiền để in ấn phẩm đầu tiên của con trai năm cậu 16 tuổi, cuốn sách có tên là The Pentland Rising: A Page of History, 1666. Đó là một cuốn sách lịch sử tường thuật về một cuộc khởi nghĩa của người Scotland được xuất bản vào năm 1866, kỷ niệm 200 năm sự kiện này.

Để hoàn thành nền tảng học vấn của mình, ông theo học ngành luật, dù việc học luật có ảnh hưởng đến sự nghiệp văn học của ông, nhưng chưa bao giờ ông hành nghề luật. Tất cả sức lực của thể chất yếu ớt, ông đều dành cho những chuyến đi xa và sáng tác. Dù sức khỏe không ổn định nhưng cứ hồi phục một chút là Stevenson lại lên đường cho những chuyến du hành mới.

Stevenson đã sớm tích cực tham gia vào đời sống văn học London, quen biết với nhiều nhà văn thời đó, bao gồm Andrew Lang, Edmund Gosse và Leslie Stephen, biên tập viên của Tạp chí Cornhill, người đã quan tâm đến tác phẩm của Stevenson.

Bài tiểu luận “Những con đường” của ông xuất hiện trong tạp chí Portfolio năm 1873, và năm 1874 “Ordered South” xuất hiện trên Tạp chí Macmillan, bài phê bình về Truyện ngụ ngôn của Lord Lytton’s Song xuất hiện trong Fortnightly, và đóng góp đầu tiên của ông (về Victor Hugo) xuất hiện trong Tạp chí The Cornhill, được biên tập bởi Leslie Stephen, một nhà phê bình và viết tiểu sử.

Chính những bài tiểu luận ban đầu này, được rèn dũa cẩn thận, giọng điệu trầm ngâm kỳ lạ, và khả năng cảm thụ khác thường, đã thu hút những sự chú ý đầu tiên đến Stevenson với tư cách là một nhà văn.

Stephen đưa Stevenson đến thăm một bệnh nhân tại Bệnh viện Edinburgh tên là William Ernest Henley, một nhà thơ sôi nổi, luôn nói chuyện hăng say, ông có một cái chân giả bằng gỗ.  Từ năm 12 tuổi, Henley bị bệnh lao xương dẫn đến phải cắt cụt chân trái dưới đầu gối. Hai người trở thành bạn thân. Và sau này chính W. E. Henley, là người đã tạo cảm hứng cho Stevenson tạo nên nhân vật nổi tiếng nhất của mình, Long John Silver trong Đảo Giấu Vàng.

Trong một bức thư gửi Henley sau khi xuất bản Đảo Giấu Vàng, năm 1883, Stevenson đã viết, “Bây giờ tôi sẽ thú nhận: Chính sức mạnh và sự tinh thông của bạn đã tạo ra Long John Silver … “. Sau này, con trai của Stevenson, Lloyd Osbourne, đã mô tả Henley là “… một người đàn ông cao lớn, thông minh, bờ vai đồ sộ, bộ râu đỏ xồm xoàm, chống một chiếc nạng; vui tính, thông minh đáng kinh ngạc, và có giọng cười âm vang; một năng lượng sống dồi dào đến mức không thể tưởng tượng được”

Stevenson đến nước Pháp nhiều lần, đi những chuyến dài ngày và thường xuyên đến vùng Rừng Fontainebleau, lưu trú tại Barbizon, Grez-sur-Loing và Nemours và liên hệ mật thiết với nghệ sĩ ở đó. Ông đến Paris để thăm các phòng trưng bày và nhà hát. Một chuyến đi bằng thuyền buồm tới Bỉ và Pháp trở thành nguồn cảm hứng cho cuốn sách lữ hành đầu tiên của ông là An Inland Voyage (1878).

Chuyến hành trình bằng đường thủy đưa Stevenson đến Grez vào tháng 9 năm 1876, nơi ông gặp Fanny Van de Grift Osbourne (1840–1914) một nữ nhà văn người Mỹ viết truyện ngắn trên tạp chí với khả năng được công nhận. Tình yêu của ông dành cho bà đã viết tiểu luận nổi tiếng “On falling in love”.

Vào tháng 8 năm 1878, Stevenson thực hiện chuyến đi bộ sau này sẽ truyền cảm hứng cho Travels with a Donkey in the Cévennes (Chuyến du hành với một con lừa ở Cévennes) (1879).

Tác phẩm nổi bật của nhà văn Stevenson

Tiểu thuyết

  • The Hair Trunk or The Ideal Commonwealth (1877)
  • Treasure Island (Đảo giấu vàng, 1883)
  • Prince Otto (Hoàng tử Otto, 1885)
  • Strange Case of Dr Jekyll and Mr Hyde (Bác sĩ Jekyll và ông Hyde, 1886)
  • Kidnapped (Bị bắt cóc, 1886)
  • The Black Arrow: A Tale of the Two Roses (Mũi tên đen, 1888)
  • The Master of Ballantrae: A Winter’s Tale (1889)
  • The Wrong Box (1889), cùng với Lloyd Osbourne
  • The Wrecker (1892), cùng với Lloyd Osbourne
  • Catriona (1893)
  • The Ebb-Tide (Thuỷ triều xuống, 1894), cùng với Lloyd Osbourne
  • Weir of Hermiston (Đập nước Hermiston, 1896), dang dở
  • St Ives: Being the Adventures of a French Prisoner in England (1897), dang dở

Du ký, sách du kịch

  • An Inland Voyage (1878)
  • Edinburgh: Picturesque Notes (1878)
  • Travels with a Donkey in the Cévennes (1879)
  • The Old and New Pacific Capitals (1882)
  • The Silverado Squatters (1883)
  • Across the Plains (1892)
  • The Amateur Emigrant (1895)
  • Essays of Travel (Tiểu luận du lịch, 1905)

Tập truyện ngắn

  • New Arabian Nights (1882)
  • More New Arabian Nights: The Dynamiter (1885), cùng với Fanny Van De Grift Stevenson
  • The Merry Men and Other Tales and Fables (Những người vui tính và những câu chuyện khác, 1887), 6 truyện
  • Island Nights’ Entertainments (1893), 3 truyện dài
  • Fables (Ngụ ngôn, 1896), 20 truyện
  • Tales and Fantasies (1905)

Tập thơ

  • A Child’s Garden of Verses (Vườn thi ca của một đứa trẻ, 1885)
  • Underwoods (Những khóm cây thấp, 1887)
  • Ballads (Những bài ballad, 1891)
  • Songs of Travel and Other Verses (1896)

Tác phẩm khác

  • Virginibus Puerisque, and Other Papers (1881), tập tiểu luận
  • Familiar Studies of Men and Books (1882), khảo luận
  • Memories and Portraits (Hồi ức và chân dung, 1887), tập tiểu luận
  • On the Choice of a Profession (1887)
  • Memoir of Fleeming Jenkin (Hồi ức về Fleeming Jenkin, 1888), tiểu sử
  • Father Damien: an Open Letter to the Rev. Dr. Hyde of Honolulu (1890)
  • Vailima Letters (Những bức thư ở Vailima, 1895)
  • Essays in the Art of Writing (Tiểu luận về nghệ thuật viết văn, 1905)
  • The New Lighthouse on the Dhu Heartach Rock, Argyllshire (1995)
  • Sophia Scarlet (2008)

Bí quyết sống của nhà văn Stevenson

Ông đã đưa ra những bí quyết để duy trì được thái độ tích cực:

  • Hạnh phúc hay không là do bạn quyết định. Học cách tìm những niềm vui trong những điều đơn giản.
  • Biến đổi được hoàn cảnh của bạn. Không ai sở hữu mọi thứ, và mọi người đều phải trải qua những niềm vui hòa lẫn nỗi buồn trong cuộc sống. Bí kíp ở đây chính là biến cho nụ cười “nặng ký” hơn nước mắt.
  • Đừng quá quan trọng hóa vấn đề. Đừng áy náy rằng bạn đã tìm cách tránh được rủi ro nhưng nó lại xảy ra với người khác.
  • Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Do đó đừng để những lời chỉ trích phê bình khiến bạn buồn lòng.
  • Đừng để người khác đưa ra mục tiêu cho cuộc đời bạn. Hãy là chính mình.
  • Làm những gì bạn thích nhưng với điều kiện tránh xa nợ nần.
  • Đừng bao giờ rước hoạ vào thân, vì đó là “món nợ ảo”, thường khó gánh hơn khoản nợ có thực.
  • Căm ghét là thuốc độc của tâm hồn, do đó đừng “nuôi dưỡng” lòng ghen tị, hận thù, đố kỵ.
  • Theo đuổi nhiều niềm đam mê. Nếu bạn không di du lịch được, hãy đọc hiểu về những nơi chốn mới.
  • Không hối tiếc. Đừng mất thời gian nghiền ngẫm những nỗi đau hay lỗi lầm. Đừng biến mình thành người ủy mị đến mức không bao giờ đủ sức vượt qua nỗi đau.
  • Giúp đỡ những người ít may mắn hơn bạn với hết khả năng mình.
  • Hãy giữ mình luôn bận rộn. Một người bận rộn không có thời gian để buồn.

Trên đây, dean2020.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn những thông tin cơ bản về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn nổi tiếng Robert Louis Stevenson. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những thông tin mà bạn đang tìm kiếm về nhà văn Robert Louis Stevenson nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *